Điều bí ẩn nằm bên dưới kỳ quan Grand Canyon của Mỹ luôn là đề tài gây hứng thú với giới địa chất đã vài thế kỷ.
"Tổ hợp vĩ đại" là lớp đá minh chứng cho thay đổi địa chất trong 1,2 tỷ năm. Các nhà khoa học rất nóng lòng muốn biết lớp đá dày tới 3m này đã biến đi đâu, vì nó sẽ giúp hoàn thành hồ sơ địa chất ở những giai đoạn chưa có tư liệu giải đáp.
Quang cảnh hùng vĩ tại Grand Canyon.
Để hiểu được bí ẩn 2 tỷ năm này cần phải có chút kiến thức cơ bản về địa lý. Với địa hình núi non, bùn đất sẽ được mưa đưa xuống vùng thấp có đại dương, sông hồ, lắng đọng thành trầm tích.
Chúng ta có thể tìm hiểu về chu kỳ khí hậu, các vấn đề sinh hóa và tuyệt chủng hay vô số vấn đề phức tạp liên quan từ lớp trầm tích đó.
Tuy nhiên, nếu mảng trầm tích biến mất thì sao? Làm thế nào để xác định được lịch sử địa chất tại khu vực đó? Đây là điều đã xảy ra tại Grand Canyon. Lớp đất đá bị mất được gọi là "tổ hợp vĩ đại", bao gồm trầm tích nằm giữa hai lớp đá có độ tuổi khác nhau.
Nguyên nhân lớp đá này biến mất là gì? Trong thời kỳ đứt gãy Rodinia, lớp vỏ trái đất tách lên trên và tạo nên các lưu vực sông phía Tây Nam nước Mỹ, đồng thời làm lộ trầm tích cổ và khiến "tổ hợp vĩ đại" biến mất, mang theo bí mật của cả tỷ năm lịch sử.
Lớp đất đá bị mất được gọi là "tổ hợp vĩ đại".
Để hình dung ra cả một giai đoạn lịch sử như vậy là điều vô cùng khó khăn, đó là lý do các nhà địa chất vô cùng thích thú khi cuối cùng cũng tìm lại được một mảng của tổ hợp đất đá này cách đây 120 năm.
TT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)