Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bí quyết chọn mua vải thiều ngon

Tạp Chí Giáo Dục

Cách chọn vải ngon không hề khó, chỉ cần bạn lưu ý một chút thì được thưởng thức vải ngon đã không còn là vấn đề. Bí quyết chọn vải ngon dưới đây sẽ giúp bạn.
Từng chùm vải chín mọng, được bó lại thành từng chùm to chất đầy các ô tô chở lên các thành phố lớn rồi phân ra các cửa hàng, các khu chợ hay được bán rong khắp các ngõ hẻm. Vải thiều bắt đầu rộ chín vào đầu tháng 6, thời gian này bà con chuẩn bị thu hoạch.
Vải thiều chỉ chín và được thu hoạch trong hai tuần vì thế chúng ta nên “tranh thủ” thưởng thức thứ quả ngon ngọt này. Những quả vải to mọng, thân thuôn dài, hạt to, nhiều nước hiện giờ đang bán ở các chợ không phải là vải thiều, mà người ta thường gọi là vải tu hú. Vải tu hú thường không ngọt thơm như vải thiều mà có vị hơi chua. Vì thế chúng ta cần phân biệt được hai loại vải để mua ăn đúng với sở thích của gia đình.
Vải thiều vỏ mỏng, cùi dày, hạt lép.
Vải thiều vỏ mỏng, cùi dày, hạt lép.
Giống vải thiều được ưa chuộng nhất nước ta là vải Thanh Hà tỉnh Hải Dương, tiếp đó mới đến vải Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, so sánh hai quả vải ở hai tỉnh này thì vải ở Thanh Hà quả vẫn to và ngọt hơn tuy ở Lục Ngạn số lượng vải thu hoạch thường lớn hơn.
Cách chọn vải thiều ngon
Đặc điểm nhận biết trái vải thiều là lớn cỡ ngón chân cái, quả tròn, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát, thơm mùi đặc trưng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi. Vải thiều Thanh Hà hột nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày ngọt lịm, đầy nước.
Thường vải chỉ được thu hoạch trong hai tuần nên chúng ta có thể mua vải về loại bỏ những quả hỏng, để nguyên cành, phân thành nhiều phần, bỏ vào các túi ni lông, bọc lại. Rồi bỏ vào tủ lạnh, bảo quản tốt nhất từ 2 đến 3 độ C. Sau đó ăn túi nào lấy túi đó ra dùng dần. Làm như thế 3 tuần sau bạn vẫn có vải tươi để ăn.
Trái vải dễ tiêu hóa, an thần. Dùng vải tươi hay khô đều tốt, khi sấy khô cùi vải đen lại, dẻo quánh, có vị ngọt đậm. Dùng vải để ngâm rượu uống cũng là một cái thú của những người dân trồng vải.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)