Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bí quyết để bé yêu “tốt bụng”

Tạp Chí Giáo Dục

BS. Hoàng Lê Phúc và BS. Trần Thị Minh Hạnh trong buổi giao lưu

Hiểu được điều đó, vừa qua tại TP.HCM, Báo Giáo Dục TP.HCM chuyên đề Mẹ và con phối hợp cùng Công ty cổ phần Sữa Vinamilk – nhãn hàng sữa bột Dielac Optimun đã tổ chức buổi giao lưu và tư vấn trực tiếp Bí quyết cho “bé tốt bụng”.
“Còn non yếu nên cần đỡ nâng”
Phát biểu tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Thanh Tú – Tổng biên tập Báo Giáo Dục TP.HCM chia sẻ rằng bên cạnh mong muốn mỗi bậc cha mẹ đều là “thầy thuốc dinh dưỡng” của con mình để giúp bé trở thành “bé tốt bụng”, buổi giao lưu còn là nơi các bậc cha mẹ học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm chăm sóc con.
 BS. Hoàng Lê Phúc – Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng I và BS. Trần Thị Minh Hạnh – Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia thì có tới 39,9% trẻ dưới 2 tuổi mắc rối loạn tiêu hóa.
Làm thế nào để bé yêu phát triển được chiều cao và cân nặng khi nuôi mãi bé “không chịu lớn”, làm thế nào để vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong từng bữa ăn mà vẫn giúp bé “ham ăn” hơn mỗi ngày? Cách nào để giúp bé ăn dặm tốt… Là những câu hỏi phổ biến của các bà mẹ trong buổi giao lưu.
Bên cạnh giải đáp về vấn đề dinh dưỡng, các BS cũng giúp các bà mẹ hiểu hơn về hệ tiêu hóa của bé cùng các bệnh thường mắc phải. Theo BS. Hoàng Lê Phúc thì thường các bà mẹ hay nhầm giữa táo, bón và táo bón. Lấy con số 3 lần đi tiêu/ ngày làm căn cứ thì nếu bé đi ít hơn và đi khó khăn thì bé bị táo bón còn nếu bé đi ít hơn và phân khô cứng thì bị bón, còn lỏng là bị táo. Nhưng có nhiều bé cả tuần chỉ đi 1 lần vẫn không bị sao vì phân của bé mềm, do sữa mẹ quá tốt, bé hấp thu hết… Còn BS. Trần Thị Minh Hạnh khuyến cáo, nếu thấy phân của bé có màu trắng là bé mắc chứng tắc mật dù bé vẫn lên cân. Nếu phân màu đen và có mùi hôi thì bé mắc chứng xuất huyết đường ruột. Hay trong phân có máu… thì các bà mẹ cần phải đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị.
Bí quyết cho “bé tốt bụng”
“Hãy lắng nghe dạ dày của con mình” là bí quyết đầu tiên mà BS. Hạnh nhắn nhủ đến các bà mẹ. Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, có phản ứng với thức ăn thì nên hiểu rằng bé đã sẵn sàng ăn dặm. Khi bé có biểu hiện không muốn ăn nữa, rất có thể bé không thể tiếp tục ăn được nữa hoặc bé đang phản đối rằng mẹ ơi con muốn đổi món hoặc mẹ ơi, món này dở quá. Nhưng cũng không vì thế mà cho bé “thử sức” liên tục với những món mới… Đừng cố gắng nhồi nhét ép ăn đến mức bé phải khóc lóc ngặt nghẽo, vì như thế sẽ chỉ có tác dụng ngược khiến bé sợ ăn, nôn ói, đi phân sống, tiêu chảy…
Hãy là bà mẹ thông thái nhất trong cách chọn lựa thực phẩm cho bé. Hiểu bé dị ứng với loại thực phẩm nào. Nhớ hãy luôn đảm bảo đủ 4 loại thành phần đạm – béo – đường – vitamin và khoáng chất trong thực đơn của bé bằng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả.
Một bí quyết mà các bà mẹ cũng đừng quên để giúp “bé tốt bụng” đó là cách chọn sữa. Ưu tiên hàng đầu vẫn là cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời – “thức ăn tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, đặc biệt trong sữa mẹ có tới 60% đạm Whey – giàu Alpha Lactalbumin –  loại đạm “mềm” giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh.
Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)