Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Bí quyết” điểm 10 môn văn

Tạp Chí Giáo Dục

Phn ln hc sinh quan nim rng không d đt đim cao môn văn vì nó thiên v năng khiếu, cm xúc, thm chí là y m, ưt át… Nhưng cn phi thy rng văn cũng là mt môn khoa hc. Thc tế là có nhiu ngưi hc gii các môn t nhiên song vn hc rt tt môn văn. Vy phi chăng quan trng không ch năng khiếu, xúc cm, mà còn cách hc?

Hc sinh lp 12 trong tiết hc môn ng văn. Ảnh: A.Khôi

“Rào cn” t quan nim

Như một “luật bất thành văn”, hầu hết giám khảo khi chấm bài môn văn thường quan niệm rằng điểm môn văn không bao giờ trên… 8. Cũng như nhiều người cho rằng chỉ những người lãng mạn, mơ mộng mới học giỏi văn. Quan niệm này là rào cản làm cho bài thi môn văn khó có điểm 9, 10. Việc đánh giá, cho điểm bao giờ cũng có hai mặt. Nó có thể khuyến khích người học cố gắng, phấn đấu đạt điểm cao hơn. Mặt khác nó có thể làm thui chột sự cố gắng của người học. Đây chính là điểm nhạy cảm để giám khảo chấm thi môn văn cần thay đổi quan niệm. Có nhiều học sinh trở thành nhà thơ, nhà văn sau này nhờ khi học ở phổ thông có một bài văn điểm cao được khuyến khích, khơi nguồn đam mê học văn. Nhưng cũng có nhiều người trở nên “thù ghét môn văn” vì khi học ở nhà trường họ cảm thấy nhiều phi lý.

Nhiều năm làm giám khảo tại các hội đồng thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, tôi thấy hầu hết người chấm quá khắt khe. Có nhiều bài văn làm rất tốt, nhiều khi đầy đủ ý hơn cả đáp án, nhưng cũng chỉ dừng lại ở 7, 8 điểm. Từ năm 2014, Bộ GD-ĐT chủ trương thay đổi cấu trúc và yêu cầu về đề thi cũng như đáp án chấm môn ngữ văn cho kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ và hiện nay là kỳ thi THPT quốc gia. Mà điểm nhấn ở đây là đề và đáp án đều theo hướng mở, phát huy sáng tạo của thí sinh. Đây là điểm thuận lợi để thí sinh có thể gặt hái điểm cao, cũng là dịp để giám khảo trong các kỳ thi thay đổi suy nghĩ và cách chấm, trả lại sự công bằng cho thang điểm môn văn.

Đã có nhng bài văn đim 10

Các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ  trước đây và THPT quốc gia những năm qua đã chứng minh rằng thực tế bài văn điểm 10 không phải là không có. Còn nhớ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, hai thí sinh ở Đà Nẵng là Nguyễn Trần Thục Nhi (Trường THPT Phan Châu Trinh) và Nguyễn Thị Bích Ly (Trường THPT Hoàng Hoa Thám) đều đạt điểm 10 tuyệt đối môn văn. Đáng chú ý và gây xôn xao dư luận nhiều nhất là những bài văn trong các mùa tuyển sinh ĐH, CĐ. Bài văn trở thành “một hiện tượng hiếm thấy” là của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang (mùa tuyển sinh 2005) khi dự thi vào khối D ngành tài chính – kế toán của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế). Bài làm của Trang ngót 15 trang giấy thi và được những người trong ngành giáo dục đánh giá cao. Tiếp sau đó, mùa tuyển sinh 2006, bài làm của “cô bé bán rau” Hoàng Thùy Nhi cũng đạt điểm 10 khi thi vào ĐH Đà Nẵng. Gần hơn, năm 2008, thí sinh Nguyễn Trung Ngân, dự thi vào khối D1 ngành tài chính của Trường ĐH Cần Thơ cũng được làm tròn từ 9,75 thành 10 điểm.

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 vừa qua, thí sinh nam duy nhất Trần Đình Duy (lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam) đạt điểm 10 môn văn. Thành tích lạ này đã khiến cộng đồng mạng phải trầm trồ: “Đúng là trên đời này không có gì là không thể”.

“Bí quyết” đ có bài văn… 10 đim?

Từ những kinh nghiệm của người trong nghề, qua việc tìm hiểu bài làm và tâm sự của những chủ nhân điểm 10, có thể khẳng định 3 nhân tố quan trọng để có bài văn 10 điểm, đó là: Niềm đam mê, phương pháp học và cách thể hiện. Đặc trưng của môn văn là ở sự biết dung hòa, kết hợp giữa lý trí và cảm xúc. Nếu quá chú trọng cảm xúc bài làm sẽ không có chiều sâu, thiếu trí tuệ. Ngược lại, thiếu cảm xúc bài làm sẽ khô khan, ít thuyết phục. Một bài làm tốt là bài làm khi có đủ trí tuệ trong một cảm xúc đạt đến độ chín muồi. Say mê là để đạt cảm xúc, có phương pháp học là để tích lũy trí tuệ và khi làm bài thi là thể hiện nó trên văn bản. Theo tâm sự của Thục Nhi và Bích Ly, sở dĩ có bài văn tốt nghiệp điểm 10 là do có “niềm say mê văn học từ nhỏ, thích thư giãn với việc đọc truyện, sách báo…”. Còn theo Trung Ngân thì “dành sự ưu ái đặc biệt” cho môn văn với một niềm mê say mãnh liệt. Về phương pháp học, Thu Trang lại có quan niệm là đọc rất ít sách tham khảo nhưng phải có chất lượng, học văn với công thức rất lạ của mình 2 – 1 – 1 (nghĩa là: chuẩn bị bài ở nhà 2 tiết; nghe giảng trên lớp 1 tiết; và về nhà học 1 tiết). Theo công thức này thì Thu Trang tự học là chủ yếu. Trình bày là yếu tố cuối cùng quyết định bài làm có được điểm cao hay không. Tất cả các bài làm điểm cao trên đều có dung lượng từ khá dài đến rất dài. Bài làm của Trung Ngân gồm 12 trang kín, còn bài làm của Thu Trang, như đã nói ở trên, dài đến 15 trang giấy thi. Không có cảm xúc, không có hiểu biết, không thể viết dài như thế! Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: Trình bày rõ ràng, khoa học; từ ngữ có tính chọn lựa cao, hay, bay bổng; dẫn chứng phù hợp, chính xác tuyệt đối; giọng điệu tự tin, chín chắn, thể hiện được cái tôi của người viết; có những hiểu biết tường tận về từng vấn đề và trình bày chi tiết, đầy đủ… Một điểm quan trọng nữa là yếu tố chữ viết. Chữ viết phải chuẩn, đẹp. Một dẫn chứng dễ thấy là Trung Ngân đã từng đạt giải “Văn hay chữ tốt”.

Còn bí quyết để học tốt môn văn của Đình Duy là nếu có sự nỗ lực và chuyên tâm thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Ngoài ra, Đình Duy cũng chú ý đến vốn sống, sự trải nghiệm và thực tế cuộc sống khi làm văn. Với bài nghị luận bàn về “sự thấu cảm trong cuộc sống”, Đình Duy chia sẻ: “Với sự giới hạn trong dung lượng của phần nghị luận xã hội (200 chữ), em không kể chuyện hay viết quá dài mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề trọng tâm theo yêu cầu của đề bài. Bên cạnh đó, do đặc thù của thể loại, em cũng đã vận dụng một chút vốn sống và trải nghiệm của mình để giúp bài làm thêm sinh động và thực tế hơn”.

Những kinh nghiệm trên rất cần thiết để cho thí sinh của các kỳ thi soi vào đó mà thấy được “văn lực” của mình. Và cần thiết hơn nữa, để học sinh lớp 12 năm nay chuẩn bị cho một mùa thi sắp tới.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

 

Bình luận (0)