Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Bí quyết học văn của hai thủ khoa

Tạp Chí Giáo Dục

Lng nghe thy cô ging bài trên lp, đc nhiu tài liu và trin khai bài làm văn mt cách khoa hc vi đy đ các lun chng, lun đim đ đt đưc kết qu tt nht có th. Đó là bí quyết hc văn ca hai th khoa khi C và khi D1 k thi tt nghip THPT năm 2020 ti Đà Nng – Đng Thanh Hi (hc sinh Trưng THPT Phan Thành Tài) và Nguyn Th Thanh Trúc (hc sinh Trưng THPT Phan Châu Trinh).


Đng Thanh Hi (hc sinh Trưng THPT Phan Thành Tài, th khoa khi C k thi tt nghip THPT năm 2020 ti Đà Nng)

Với số điểm 28,25 (văn 9; địa lý 9,5; lịch sử 9,75), thí sinh Đặng Thanh Hải xuất sắc trở thành thủ khoa khối C kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Đà Nẵng. Trao đổi với chúng tôi, Thanh Hải cho biết: “Hôm nhận được kết quả điểm thi, em rất bất ngờ và vui mừng. Khi bước vào kỳ thi, em chỉ biết nỗ lực cố gắng và không nghĩ mình sẽ đạt được kết quả đó”. Thanh Hải là một nữ sinh năng động, có thành tích học tập rất tốt. “Em thích học các môn khối C và ước mơ trở thành luật sư nên ngay từ đầu cấp THPT, em đã chú tâm vào việc học để thực hiện ước mơ của mình. Mỗi môn học em đều lập thời khóa biểu chi tiết để tạo ra sự đồng đều trong việc nắm bắt kiến thức. Cũng nhờ đó kết quả 3 môn thi khối C của em đều đạt từ 9 điểm trở lên”, Thanh Hải cho hay. Học nổi trội môn lịch sử nhưng Thanh Hải mê học văn cũng không kém. Em chia sẻ: “Với môn văn, chủ yếu em đọc nhiều tài liệu, đọc sách để tích lũy cho mình kiến thức, dẫn chứng và rèn luyện kỹ năng làm bài. Thông thường, em lắng nghe thầy cô giảng bài để nắm kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Sau đó, thời gian ở lớp học thêm cũng như ở nhà, em ôn lại kiến thức và thực hành làm bài, giải đề nhiều hơn”. Theo Thanh Hải, để làm tốt câu hỏi nghị luận xã hội đòi hỏi thí sinh phải đọc nhiều sách, tài liệu, tham khảo và sưu tầm thật nhiều dẫn chứng để làm tư liệu cho riêng mình. Ở mỗi dạng bài có cách vận dụng dẫn chứng riêng, hợp lý để đạt được điểm tối đa. Còn với nghị luận văn học thì cần có nhiều dẫn chứng để chứng minh. Môn văn không cần nhiều thời gian học nhưng cần có niềm yêu thích và tự xây dựng cho mình nguồn cảm hứng, sự thấu cảm nhất định về cuộc sống để bài viết được mượt mà.

Điều khá thú vị là tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, chị gái của Thanh Hải – Đặng Thị Kim Ngân đã đạt ngôi vị á khoa khối C, hiện đang là sinh viên năm 3 Trường ĐH Luật TP.HCM. Năm nay, Thanh Hải cũng nối gót chị với nguyện vọng 1 vào ngôi trường này nhằm thực hiện mơ ước trở thành luật sư giỏi để giúp những người dân nghèo.


Nguyn Th Thanh Trúc (hc sinh Trưng THPT Phan Châu Trinh, th khoa khi D1 k thi tt nghip THPT năm 2020 ti Đà Nng)

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Thanh Trúc (thủ khoa khối D1 với số điểm 28,9: văn 9,5; toán 9,6; tiếng Anh 9,8) tuy dành đến 70% cho việc học môn toán nhưng với em, văn là môn học mang lại cho bản thân nhiều giá trị của cuộc sống. Thanh Trúc cho biết các năm học trước đó, em học văn rất bình thường. Đến đầu năm lớp 12, khi xác định khối thi, em bắt đầu tìm hiểu, học sâu hơn môn học này. “Em không nghĩ mình có năng khiếu văn học, quá trình học em cố gắng nắm bắt kiến thức một cách sâu rộng nhất có thể. Dần dần rồi em thấy yêu thích hơn”, Thanh Trúc nói.  Thường trên lớp, trong tiết học văn, Thanh Trúc chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài để nắm chắc kiến thức. Phương pháp này cũng được em áp dụng khi đến lớp học thêm. “Em luôn chú ý cách ghi bài thật logic để dễ nhớ, lắng nghe thầy cô giảng và về nhà em làm nhiều dạng đề. Sau mỗi bài viết em đều được cô Dương Kiều Liên (giáo viên dạy thêm) hỗ trợ chấm điểm. Cô cẩn thận cho từng lời phê, lời khuyên và đưa ra hướng dẫn ngay bên lề trang viết để giúp em dần hoàn thiện hơn ở những bài viết sau đó. Nhờ vậy, em rèn luyện được cách viết”, Thanh Trúc chia sẻ.

Kiên trì, nhẫn nại, Thanh Trúc từng bước chinh phục môn văn. Ban đầu em học kiến thức nền, rồi học đến chuyên đề và tiếp đó là vào giai đoạn giải đề. Em luôn chú ý dàn đề cương bài viết một cách logic, khoa học, bám sát vào luận điểm. Trong quá trình triển khai bài làm, em triển khai các luận cứ, luận điểm để đạt được mức điểm tốt nhất, học văn học được nhiều khía cạnh cuộc sống. “Với dạng nghị luận văn học thì em học một số nhận định, lý luận; còn dạng nghị luận xã hội thì em lên mạng tìm các tấm gương có thể dùng làm dẫn chứng. Trước ngày thi, em phân bổ thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng. Thú thật, em bước vào kỳ thi với tâm trạng khá thoải mái, cứ nghĩ mình chỉ cần nỗ lực hết sức là được. Em cũng rất bất ngờ khi mình đạt được mức điểm cao như vậy”, Thanh Trúc cho biết thêm.

Để đạt được điểm cao trong môn văn nói riêng cũng như cả kỳ thi nói chung, cả Thanh Hải và Thanh Trúc đều cho rằng bản thân phải nỗ lực hết mình, lắng nghe thầy cô giảng bài, tiếp thu kiến thức ngay tại lớp để ghi nhớ sâu và tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó có sự đồng hành của gia đình, bạn bè và nhất là các thầy cô đã hỗ trợ tích cực để các em tìm ra phương pháp học tập hợp lý.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Bình luận (0)