Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Bí thư Đoàn giúp trẻ em nghèo để “trả ơn đời”

Tạp Chí Giáo Dục

Xut thân trong gia đình nghèo khó, đưc các anh ch đoàn viên to sân chơi, tng hc bng “Tiếp sc đến trưng”… T đó chàng trai Nguyn Khc Quc Huy (sinh năm 1996) đã nuôi khát vng tr thành cán b Đoàn đ “tr ơn đi”.


Nguyn Khc Quc Huy đot gii nht Hi thi Bí thư Đoàn cơ s gii TP.HCM do Thành đoàn TP.HCM t chc mi đây

Bằng nghị lực và sự quyết tâm, Huy không chỉ biến ước mơ thành hiện thực, trở thành Bí thư Đoàn cơ sở giỏi mà còn là người tiếp nối các anh chị đoàn viên giúp đỡ nhiều trẻ em nghèo ở địa phương.

Tr ơn bng nhng cng hiến

Huy là đứa con duy nhất trong gia đình rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn phường 8 (quận 10, TP.HCM). Cha chạy xe ôm, mẹ làm móng dạo với nguồn thu nhập bấp bênh. Biết hoàn cảnh của Huy, các anh chị trong Ban Chấp hành Đoàn phường rất quan tâm, giúp đỡ. Mùa hè đến, các anh chị luôn tạo sân chơi, môi trường hoạt động để Huy và các bạn vui chơi, rèn luyện. Vào năm học, các anh chị cũng dành cho Huy những suất học bổng để tiếp sức cho em đến trường. “Từ lớp 1, em đã được các anh chị áo xanh (đoàn viên – PV) giúp đỡ. Nhờ có các anh chị mà cha mẹ bớt được phần nào gánh nặng cho việc học của em để an tâm lo cơm-áo-gạo-tiền”, Huy chia sẻ.

Những việc tưởng chừng giản đơn ấy đã giúp một đứa trẻ 6-7 tuổi như Huy cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm của mọi người dành cho mình. Càng lớn, Huy càng biết ơn những điều đó và vun đắp cho em một ước mơ về tương lai tươi sáng là được học hành đến nơi đến chốn để sau này giống như các anh chị áo xanh, giúp lại những đứa trẻ khó khăn như mình. Không phụ lòng của các anh chị áo xanh, Huy không ngừng nỗ lực trong học tập và cuộc sống. Những suất học bổng, đồ dùng học tập dù giá trị không cao nhưng là động lực để một đứa trẻ nghèo sống trong cảnh thiếu trước hụt sau được đến trường và sống có ước mơ, hoài bão về một tương lai tốt đẹp. Sau khi tốt nghiệp THPT, Huy không vào đại học mà rẽ hướng sang học nghề tại Trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist. “Thời điểm em tốt nghiệp THPT, các trường đào tạo về Đoàn, Hội chưa phổ biến như bây giờ. Với lại em thấy mình cũng không có điều kiện kinh tế để học những trường đó. Vào đại học thì càng không vì mỗi năm phải tốn hàng chục triệu đồng đóng học phí trong khi cha mẹ không có khả năng lo cho em. Những suất học bổng của các anh chị áo xanh chỉ hỗ trợ được phần nào chứ không thể lo cho em suốt 4 năm đại học. Mặt khác, hoạt động Đoàn cần nhiều kỹ năng và ngôi trường mà em chọn học sẽ cho em những điều đó. Thế là em quyết định học trung cấp nghề”, Huy chia sẻ.

Xác định được hướng đi đúng đắn, phù hợp với đam mê và điều kiện gia đình, Huy đã được rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý, tập họp mọi người… Năm 2017, Huy tốt nghiệp ra trường. Dù được nhiều doanh nghiệp mời làm việc với thu nhập cao nhưng Huy vẫn quyết định trở về địa phương làm công tác Đoàn, em trải qua nhiều vị trí như cán bộ Đoàn, Phó Bí thư Chi đoàn khu phố, rồi Bí thư Chi đoàn khu phố… Năm 2022, Huy được bầu làm Bí thư Đoàn phường 8 (quận 10). “Ở độ tuổi như em, nhiều bạn bè đã đi làm với thu nhập cao. Từ nguồn thu nhập đó, các bạn mua được nhà, giúp đỡ người thân. Nhưng em lại có suy nghĩ khác, đó là làm sao để cha mẹ sống thoải mái hơn, không còn nhiều vất vả nữa; đồng thời em có thể trả ơn những người đã từng giúp đỡ mình. Bởi nếu không có họ chưa chắc em được như bây giờ. Cách trả ơn này không phải dùng vật chất, tiền bạc mà là làm những việc có ích cho địa phương, giúp đỡ những trẻ em khó khăn…”, Huy bày tỏ.


Qu
c Huy (th hai, bên trái qua) to sân chơi cho tr em trên đa bàn phưng

Là một đứa trẻ nhận được nhiều sự hỗ trợ, Huy thấu hiểu câu “Của cho không bằng cách cho”. “Khi vận động được quà, học bổng tặng trẻ em nghèo, em luôn tìm cách trao để làm sao các em không cảm thấy mình đang nhận quà từ thiện mà là nhận tấm lòng của chúng em. Muốn làm được như vậy, em luôn nhắc nhở các bạn đoàn viên phải làm bằng cả trái tim để các em trân trọng. Em nhớ hồi dịch Covid-19, chúng em đã giúp đỡ nhiều trẻ nhỏ ở địa phương. Có những hoàn cảnh làm em không kìm được nước mắt vì vừa đối mặt với dịch bệnh, lại mất người thân, không còn ai bên cạnh. Thấy được điều đó, bản thân em tự nhủ phải bù đắp cho các em hơn nữa để các em vơi đi nỗi đau mất mát mà mình đang gánh chịu”, Huy chia sẻ.

Xây dng nhiu mô hình, gii pháp phát trin đa phương

Với vai trò là Bí thư Đoàn phường, thời gian qua Huy đã cùng với các bạn đoàn viên đề ra nhiều mô hình, giải pháp để phát triển địa phương. Điều đặc biệt là những mô hình, giải pháp này không phải làm theo sự chỉ đạo của cấp trên mà do chính các bạn đoàn viên nghĩ ra. Đó là những mô hình “khu dân cư tôi”, “đại sứ áo xanh”… Trong đó, mô hình “đại sứ áo xanh” xây dựng các tấm gương điển hình trong phong trào, hoạt động nhằm tạo thế hệ đoàn viên kế thừa đã lan tỏa đến các đơn vị bạn. “Ở mô hình này, các bạn đoàn viên thấy bản thân mạnh ở điểm nào thì có thể phát huy điểm ấy. Ví dụ, bạn mạnh về hoạt động môi trường thì có thể chủ động xây dựng kịch bản, hoạt động, phong trào thu hút thanh niên tham gia bảo vệ môi trường. Bạn thích hoạt động an sinh xã hội thì có thể mời gọi tình nguyện viên, vận động tài trợ cùng nhau phát những suất ăn miễn phí, thu gom ve chai bán tạo học bổng cho trẻ nhỏ… Từ các bạn này, những bạn khác sẽ học hỏi, noi gương giúp cho hoạt động Đoàn ở địa phương ngày càng vững mạnh”, Huy cho biết. Bên cạnh đó, Huy còn đề ra các giải pháp như “Chúng em là chiến sĩ” tạo sân chơi cho thiếu nhi; “Radio bé ơi nhớ nhé” rèn luyện kỹ năng, thực hành xã hội cho trẻ nhỏ… Nhờ cách làm hiệu quả, có sức lan tỏa, nhiều năm liền đơn vị của Huy luôn đứng đầu về hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trên địa bàn quận.

Để hoàn thiện bản thân hơn nữa, Huy không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức. “Trong quá trình công tác, em nhận thấy có nhiều kiến thức, văn bản pháp luật về thanh niên mình chưa hiểu rõ. Bên cạnh đó là những nghị quyết, nghị định… từ trên đưa xuống. Để làm tốt, người thủ lĩnh thanh niên phải nắm vững kiến thức, văn bản pháp luật. Do đó em quyết định dành tiền lương hàng tháng đăng ký học nâng cao trình độ, phục vụ cho công việc của mình”, Huy cho biết thêm.

Theo Huy, muốn hoạt động Đoàn tốt, người cán bộ Đoàn phải không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng. Như vậy, người cán bộ Đoàn mới có thể làm các bạn đoàn viên tín nhiệm, tin tưởng và thu hút mọi người tham gia các hoạt động. “Mục tiêu của em là cố gắng phát huy hết năng lực, kiến thức chuyên môn để các bạn trẻ hiểu rõ công tác Đoàn. Từ đó em truyền cảm hứng công tác Đoàn đến các bạn, giúp các bạn trưởng thành hơn, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội; đặc biệt là giúp địa phương ngày càng phát triển hơn nữa”, Huy nói.

Kiu Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)