Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Biến bột đá thành sản phẩm hữu dụng

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thc trng đó, cô Hoàng Mai Hà (T trưng T  tiếng Anh Trưng THCS Hunh Bá Chánh, Q.Ngũ Hành Sơn) cùng hai hc sinh lp 9/1 là Hà Bùi Tiu Nguyt và Ngô Lê Hà Thanh đã nghiên cu, thc hin d án “Chế to các sn phm hu dng t bt đá phế thi làng đá Non Nưc Đà Nng”. D án đã đot gii nht Cuc thi Khoa hc k thut cp thành ph dành cho hc sinh trung hc, năm hc 2019-2020.

Đ bo v môi trưng sng, cô Hoàng Mai Hà cùng hai hc sinh Hà Bùi Tiu Nguyt và Ngô Lê Hà Thanh (Trưng THCS Hunh Bá Chánh) đã thc hin  thành công d án “Chế to các sn phm hu dng t bt đá phế th làng đá Non Nưc Đà Nng”

Nói về ý tưởng thực hiện dự án, Tiểu Nguyệt và Hà Thanh cho hay: “Các câu hỏi “Làm sao để xử lý bớt lượng bột đá phế thải tại nơi đây? Có thể sử dụng bột đá phế thải thay thế các nguyên liệu khác để tạo nên sản phẩm hữu dụng được không?… luôn thường trực trong suy nghĩ của chúng em. Và trong một lần nhìn thấy những em nhỏ chen chúc ngồi tô tượng ở một khu vui chơi, rồi thấy hàng hàng lớp lớp chậu cây cảnh bày bán trong dịp Tết, chúng em đã nảy ra ý tưởng sử dụng bột đá để tạo ra những sản phẩm hữu dụng như tượng, chậu nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống vừa giải quyết được một lượng bột đá phế thải nhất định”. Khi có ý tưởng, Tiểu Nguyệt và Hà Thanh tìm đến cô Mai Hà để nhờ hỗ trợ, giúp đỡ. Dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô Mai Hà, hai em đã bắt tay vào nghiên cứu, thử nghiệm. Ngoài việc đọc, thu thập tài liệu trên sách báo, ba cô trò còn tiếp xúc, trao đổi với những người có chuyên môn về lĩnh vực môi trường để học hỏi; gặp gỡ những nghệ nhân làm tượng điêu khắc, làm chậu cảnh để nắm quy trình thực hiện. Sau đó đến các xưởng sản xuất tượng, chậu cảnh để thử nghiệm sản phẩm và hoàn thiện dự án… Gần 4 tháng triển khai thực hiện với những khó khăn, trở ngại không nhỏ cho ba cô trò do hạn chế về thời gian, việc đi lại nhiều địa điểm, thử nghiệm, nghiên cứu nhiều lần… Hà Thanh cho hay: “Khó khăn của chúng em khi thực hiện dự án đó chính là các công đoạn xử lý bột đá phế thải, từ khâu xử lý tách tạp chất, tách ẩm, nghiền, làm mịn… Tiếp theo, chúng em phải thử nghiệm nhiều lần để lựa chọn tỷ lệ nguyên liệu phối trộn thích hợp cho từng loại sản phẩm”.

Sau khi hoàn thiện sản phẩm, ba cô trò liền đưa vào thử nghiệm thực tế để khảo sát, đánh giá các tính năng của sản phẩm. Tiểu Nguyệt cho biết: “Đối với chậu cảnh, chúng em cung cấp cho người làm vườn sử dụng. Còn tượng tô màu, chúng em đưa vào thử nghiệm trong các giờ học ngoại khóa môn mỹ thuật. Với tượng trang trí, chúng em giới thiệu cho người dân địa phương sử dụng. Qua ý kiến của người sử dụng, so sánh, đánh giá với các sản phẩm hiện có trên thị trường, chúng em nhận được nhiều phản hồi tích cực về tính năng ưu việt của sản phẩm, tính thân thiện bảo vệ môi trường và tính hiệu quả kinh tế cao”. Hà Thanh nói thêm: “Với số lượng khoảng 80 ngàn chậu cảnh được bán trong dịp Tết Nguyên đán trên địa bàn Q.Ngũ Hành Sơn, nếu tận dụng bột đá phế thải để tạo nên sản phẩm sẽ tiết kiệm được 384 tấn cát khai thác ngoài thiên nhiên và sẽ xử lý được 336 tấn bột đá phế thải đổ đống ngoài trời”.

Mt s tưng đưc nhóm đưa vào th nghim trong gi hc ngoi khóa môn m thut

Bằng quy trình thực hiện đơn giản, sản phẩm làm ra đảm bảo thẩm mỹ, độ bền, không lem, phai màu hứa hẹn mang lại việc làm và thu nhập, giúp người dân địa phương ổn định cuộc sống. Nhóm thực hiện mong muốn dự án sẽ được phát triển, đưa vào ứng dụng thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. “Chúng em mong muốn có thể cung cấp sản phẩm tượng tô màu cho các trường mầm non, tiểu học và có một gian hàng trưng bày các sản phẩm. Đó là nơi mọi người vừa tham quan, vừa tô tượng, nghe hướng dẫn và có thể tự tay làm ra các sản phẩm”, Tiểu Nguyệt bộc bạch.

Bài, ảnh: Hàn Giang

 

Bình luận (0)