Một nghiên cứu mới về tương lai hành tinh với sự tham gia của gần 3.000 chuyên gia đã đưa ra những kết luận khá bi quan về tương lai hành tinh chúng ta đang sống.
Biểu tình đòi hỏi những hành động cụ thể chống biến đổi khí hậu tại Sydney (Úc) giữa tháng 6-2009 – Ảnh: Reuters
|
Theo báo Independent (Anh) ngày 12-7, nếu con người muốn tìm kiếm cơ hội sống sót trong biến đổi khí hậu, họ cần phải nỗ lực tương tự như muốn đưa người lên mặt trăng ngày trước. “Nếu không có tăng trưởng bền vững, hàng tỉ người sẽ rơi vào đói kém và nhiều nền văn minh sẽ sụp đổ”, báo cáo viết.
Báo cáo quy mô và nghiêm túc
Ba giai đoạn quá độ
Ông Jerome Glenn, giám đốc của Dự án thiên niên kỷ – cơ quan xuất bản báo cáo và là một trong những tác giả của báo cáo, cho rằng có ba giai đoạn quá độ lớn có thể giúp kinh tế thế giới và môi trường thiên nhiên. Đó là chuyển từ nông nghiệp dựa vào nước ngọt sang nông nghiệp dựa vào nước mặn; sản xuất thịt có lợi hơn cho sức khỏe mà không cần phải nuôi động vật; và thay thế ôtô chạy xăng bằng xe chạy bằng điện.
|
Cảnh báo nghiêm khắc này được đưa ra trong báo cáo lớn nhất từ trước tới nay về tương lai hành tinh do UNESCO, Ngân hàng Thế giới, quân đội Mỹ, Quỹ Rockefeller hỗ trợ thực hiện. Báo cáo mang tên Tình trạng của tương lai năm 2009, dày 6.700 trang, sẽ được công bố vào tháng 8-2009, đưa ra các kết luận và tìm kiếm mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nhận xét rằng: “Đã cung cấp những cái nhìn sâu sắc đầy giá trị về tương lai cho LHQ, các thành viên và xã hội dân sự cân nhắc và xem xét”.
Ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu là chủ đề chính của báo cáo. Các nhà nghiên cứu cảnh báo suy thoái đã làm suy yếu tương lai của năng lượng sạch trên thế giới, thực phẩm ít đi, nghèo đói tăng lên, sự phát triển của nền dân chủ trên thế giới bị thụt lùi và giảm chất lượng. “Quá nhiều quyết định mù quáng và tham lam đã khiến thế giới suy thoái, và thể hiện sự phụ thuộc liên thông lẫn nhau về kinh tế và đạo đức”.
Báo cáo đánh giá suy thoái hiện nay khiến mười năm tới một nửa thế giới sẽ phải đối mặt với bạo lực, bất ổn do nạn thất nghiệp gia tăng, cộng thêm tình trạng thiếu nước, lương thực và năng lượng, lại thêm “cú đánh” biến đổi khí hậu. Các tác giả của báo cáo đã đưa ra hàng loạt vấn đề về an ninh môi trường, với cảnh báo rằng những thay đổi về khí hậu khiến thiệt hại sinh mạng tăng cao, và nguy cơ nhiều quốc gia bị xóa sổ đang và sẽ tạo ra những vấn đề lớn về chính trị và xã hội.
Cơ hội trong khủng hoảng
Dù sao mọi việc chưa phải kết thúc hẳn. Các tác giả gợi ý rằng họ cũng thấy một chút tích cực về tương lai. “Tin tốt lành là khủng hoảng tài chính toàn cầu và biến đổi khí hậu sẽ giúp loài người chuyển dịch từ lối cư xử và suy nghĩ ích kỷ, coi mình là trung tâm, sang lối ứng xử trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn với cộng đồng thế giới… Nhiều người tin rằng thảm họa kinh tế hiện nay là một cơ hội để đầu tư cho thế hệ công nghệ xanh tiếp theo, đánh giá lại những lý thuyết về phát triển kinh tế, và đưa thế giới vào quỹ đạo đến một tương lai tốt hơn”.
Báo cáo cũng đánh giá website – Internet là “một lực lượng mạnh mẽ nhất cho toàn cầu hóa, dân chủ hóa, tăng trưởng kinh tế, giáo dục trong lịch sử loài người”. Vấn đề trước mắt là giá lương thực và năng lượng tăng, thiếu nước và di cư liên tục do “các điều kiện chính trị và môi trường, kinh tế” có thể kéo thế giới vào sự bất ổn và bạo lực. Tội phạm có tổ chức sẽ phát triển mạnh, với thu nhập toàn cầu dự báo là 3.000 tỉ USD – gấp đôi ngân sách dành cho quân sự của tất cả các quốc gia trên thế giới cộng lại.
Báo cáo cũng cho biết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ tồi tệ hơn những gì chúng ta biết. Năm 2025 có thể có 3 tỉ người không đủ nước dùng do dân số tăng nhanh. Đô thị hóa nhanh sẽ khiến vùng đất dành cho động vật hoang dã bị thu hẹp, sản xuất sản phẩm từ gia súc tập trung có thể gây nên các loại dịch bệnh mới.
Báo cáo kêu gọi các chính phủ, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, phải đưa ra các kế hoạch dài hạn và nỗ lực tương tự như nỗ lực đưa người lên mặt trăng, để giải quyết các mối đe dọa sự tồn vong của con người. “Nỗ lực này không chỉ quan trọng với môi trường. Đó cũng là một chiến lược để tăng cường khả năng cho hòa bình quốc tế. Nếu không có thỏa thuận, sẽ rất khó có sự kết nối toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc”, báo cáo viết.
HẠNH NGUYÊN (TTO)
Bình luận (0)