Hội nhậpThế giới 24h

Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực trong thế kỷ 21

Tạp Chí Giáo Dục

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến an ninh lương thực khiến con người và Trái đất lâm vào thế khó.
Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực đẩy con người đến thảm cảnh.
Trong khoảng 20 năm đầu của thế kỷ 21, tình trạng đói nghèo trên toàn thế giới vẫn đang nằm ở mức báo động. Năm 2021, Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực cho biết con người đang vượt qua tất cả kỷ lục trước đó theo chiều hướng tiêu cực.
Thực phẩm không được phân phối đồng đều khiến những khu vực nghèo nhất trên thế giới phải đối diện với thảm cảnh chết đói. Liên Hợp Quốc cảnh báo lượng người tử vong vì thiếu lương thực đang tăng lên khi năm 2022 ghi nhận khoảng 828 triệu người bị đói mỗi ngày.
Thiên tai, xung đột, nhiệt độ tăng cao là những vấn đề đáng báo động đối với an ninh lương thực. Giá các loại cây trồng và lúa mì đã tăng đáng kể và sẽ tiếp tục như vậy trong thời gian tới. Để ngăn chặn thảm họa lương thực toàn cầu, nhiều quốc gia đã chi hàng tỉ USD nhưng chỉ nhận về kết quả “quá muộn”.
Ước tính có khoảng 828 triệu người bị đói mỗi ngày trong năm 2021.
COVID-19 tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề, song ngay cả trước đại dịch, nghèo đói, xung đột, dân số gia tăng, bệnh tật và biến đổi khí hậu vẫn luôn là vấn đề chưa được giải quyết.
Theo báo cáo của IPCC (Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu), đến năm 2050, sẽ có khoảng 183 triệu người trên bờ vực của nạn đói cấp tính.
Theo báo cáo tại Kenya, người dân nước này đã dùng toàn bộ tiền tiết kiệm cho chăn nuôi. Một người đàn ông cho biết hạn hán đã lấy đi tài sản của gia đình và phải mất nhiều năm để phục hồi. Chính vì vậy họ phải đảm bảo rằng đàn gia súc vẫn sống sót để cung cấp thức ăn.
Xung đột Nga – Ukraina, "mồi lửa" khiến Trái đất tệ hơn
Cuộc chiến tại Ukraina nổ ra đã gây ra lạm phát và mất an ninh lương thực, nhiều dạng thảm họa khí hậu cũng vì vậy mà xảy ra nhiều hơn.
Khi đối diện với khói lửa, nông dân Ukraina vẫn làm việc chăm chỉ bởi quốc gia của họ là nguồn cung cấp chính của ngũ cốc, dầu ăn và các mặt hàng thực phẩm khác cho phần còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, xung đột kéo dài vẫn dẫn đến tình trạng an ninh lương thực nghiêm trọng hơn tại Ukraina. Theo đó, nhiều nông dân bị gián đoạn trong mùa trồng trọt nông nghiệp, họ bị phá hoại nhà cửa, tài sản sản xuất, đất nông nghiệp và đường sá.
Xung đột Nga – Ukraina khiến vấn đề an ninh lương thực trầm trọng hơn.
Nga và Ukraina xuất khẩu khoảng một phần ba lượng lúa mì và lúa mạch của thế giới. Xung đột đã làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi nó ngăn chặn khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc của Ukraina đến Trung Đông, Bắc Phi và một số khu vực của Châu Á.
Gần 90% lúa mì và các loại ngũ cốc khác từ các cánh đồng của Ukraina tới thị trường thế giới đã bị ảnh hưởng. Chi phí của sự gián đoạn chuỗi cung ứng làm chậm quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Một số nơi trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, mạng lưới giao thông tiếp tục bị trì hoãn.
Làm thế nào để ngăn chặn mối đe dọa?
Theo các tổ chức môi trường, Chính phủ nên đánh thuế đối với nhiều doanh nghiệp phát thải carbon để nâng cao nhận thức về vấn khí hậu. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo và duy trì an ninh lương thực, dinh dưỡng cho mọi đối tượng. 
Nhiều giải pháp được đề ra nhưng hậu quả tiêu cực vẫn tiếp diễn.
Thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và hệ thống an ninh lương thực đòi hỏi các khoản đầu tư, chính sách và thể chế phù hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với những người nông dân, thực hành canh tác thương mại cần hạn chế bởi nó mang lại hậu quả khắc nghiệt đối với môi trường.
PV (theo laodong)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)