Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Biên soạn giáo trình học nghề thân thiện với môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM thc hành ngh tin

Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại TP.HCM tuyển sinh đạt gần 340.000 người; trong đó trình độ CĐ khoảng 1.250 người, TC hơn 6.600 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng đạt hơn 331.000 người. Số lượng tuyển sinh như vậy nhưng con số đào tạo lại khá thấp; theo đó, tổng số người được đào tạo trong 6 tháng chỉ hơn 108.000 (CĐ khoảng 2.000 người, TC gần 3.400 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 103.000 người). Thông tin này được lãnh đạo Phòng GDNN (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đưa ra tại Hội nghị sơ kết tuyển sinh GDNN năm 2019 tổ chức vừa qua. Tương tự,  trong 6 tháng đầu năm 2019, số lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 3.805.851/4.607.312 người trong độ tuổi lao động, đạt tỷ lệ 82,6%. Riêng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các quận/huyện đã tổ chức đào tạo cho 6.894 người, đạt tỷ lệ 65,7% so với chỉ tiêu đề ra năm 2019.

Tại hội nghị, lãnh đạo Phòng GDNN cho biết qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện có cơ sở tổ chức hoạt động ngoài địa chỉ; không thực hiện việc đăng ký bổ sung hoạt động GDNN đối với trường hợp tuyển sinh vượt hơn 10% so với quy mô trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN. Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá các cơ sở GDNN đã có nhiều biện pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác quảng bá tuyển sinh, góp phần thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau trung học của Chính phủ. Nhiều trường chủ động đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học và công tác đào tạo; phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, giúp kéo gần hơn khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động… Theo ông Lâm, số lượng tuyển sinh trình độ CĐ-TC trong 6 tháng đầu năm 2019 thấp do thời điểm tuyển sinh thường là sau khi có kết quả kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT quốc gia. Nguyên nhân nữa là do một số phần việc thực hiện chương trình nâng cao chất lượng GDNN năm 2019 chưa được triển khai đúng tiến độ. Thêm nữa, một số cơ sở GDNN chưa quan tâm nhiều trong đầu tư phát triển cơ sở vật chất, còn sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học lạc hậu so với thực tế sản xuất.

Từ thực tế đó, trong 6 tháng cuối năm sẽ đẩy mạnh thực hiện các mô hình đào tạo nhằm đưa thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất vào nhà trường, rút ngắn thời gian hoặc loại bỏ việc doanh nghiệp phải đào tạo lại; Triển khai các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018-2020 cho các trường được lựa chọn xây dựng trường chất lượng cao và trường có nghề trọng điểm; Biên soạn giáo trình, chương trình môn học theo định hướng thân thiện với môi trường ở các nghề: công nghệ ô tô, cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật cơ khí… Đồng thời tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng các trường công lập làm cơ sở nhận chuyển giao chương trình đào tạo từ nước ngoài…

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)