Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Biệt đội xanh nói không với rác thải nhựa!

Tạp Chí Giáo Dục

Đ hn chế túi nilon và rác thi nha, Hi Liên hip Ph n phưng 11, qun 6, TP.HCM đã thành lp nhóm Bit đi xanh đi tuyên truyn, vn đng các gia đình trên đa bàn nâng cao ý thc sng xanh, bo v môi trưng.

Nhóm Bit đi xanh va ra quân thu gom giy vn, phế thi nha trên đa bàn

Đi phế thi thành sn phm xanh

Hơn nửa năm nay, cứ chủ nhật hàng tuần là Biệt đội xanh gồm 10 thành viên chị em phụ nữ lại ra quân thực hiện chương trình đổi phế thải lấy sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Việc làm của Biệt đội xanh không chỉ góp phần tuyên truyền, vận động bà con trên địa bàn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng đồ nhựa, có thể tái sử dụng phế thải mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí trong chi tiêu hằng ngày. Chị Nguyễn Thị Thu Hà (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 11, quận 6) cho biết, thực hiện cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, tháng 7-2019, hội đã thành lập nhóm Biệt đội xanh để góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn. Nhóm Biệt đội xanh có nhiệm vụ đi thu gom phế thải nhựa, đổi giấy đã qua sử dụng lấy sản phẩm xanh như: tập, giấy vệ sinh, túi giấy, các vật dụng thân thiện với môi trường… Sản phẩm sau khi thu gom, hội đem bán ve chai lập quỹ, số tiền đó được sử dụng cho những hoạt động khác. “Từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra đến nay, Biệt đội xanh chuyển sang chương trình đổi giấy, phế thải nhựa lấy khẩu trang, nước rửa tay giúp mọi người có điều kiện bảo vệ bản thân, hạn chế lây lan dịch bệnh… Đặc biệt, những chiếc khẩu trang vải này do các hội viên phụ nữ tự tay may để tặng miễn phí cho bà con, góp phần lan tỏa yêu thương trong cộng đồng” – chị Hà cho biết.

Là gia đình thường xuyên đổi đồ nhựa để nhận lại giấy vệ sinh, chị Trần Ngọc Lan (ngụ phường 11, quận 6) chia sẻ: “Gia đình tôi bán quán cơm, thường xuyên mua đồ gia vị về nấu nướng, do đó có rất nhiều chai nhựa, đồ nhựa bị bỏ đi. Trước đây, tôi thường gom lại để bán ve chai nhưng không có bao nhiêu tiền, bây giờ đổi cho Biệt đội xanh lấy giấy vệ sinh để khách đến ăn cơm sử dụng đỡ tốn tiền mua giấy bên ngoài”.

Tiếp tế cho tuyến đu chng dch

Nhận thấy đội ngũ y bác sĩ là những người phải làm việc cật lực cả ngày lẫn đêm để chữa trị cho những bệnh nhân nhiễm bệnh Covid-19 tại TP.HCM, mới đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 6 đã phát động chương trình “Cùng tiếp tế cho tuyến đầu chống dịch Covid-19”. Sau 3 ngày phát động, chương trình nhận được rất nhiều phần quà thấm đậm nghĩa tình như sữa, bánh, khẩu trang, gel rửa tay sát khuẩn, mì gói, nước trái cây ép… Những sản phẩm này đã được chuyển đến tay đội ngũ y bác sĩ. Món quà tuy nhỏ nhưng góp phần tạo niềm tin, động lực để đội ngũ y bác sĩ có thêm sức mạnh đương đầu chống dịch.

Không chỉ trao quà cho bác sĩ, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 6 còn tiếp sức cho những gia đình có người mù, người khuyết tật, lao động phổ thông, buôn bán vé số… bị thất thu trên địa bàn để họ vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Vừa nhận xong một túi gạo và mì gói, cô Nguyễn Ánh Tuyết (65 tuổi, sống bằng nghề bán vé số) xúc động: “Từ khi có lệnh tạm dừng bán vé số, tôi rất lo lắng vì không biết kiếm đâu ra tiền lo cho ông chồng bị tai biến, liệt nửa người. Rất may được các cô trong Hội Phụ nữ và những mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ cơm, gạo, tôi cảm thấy rất ấm lòng. Mong những người nghèo như tôi cũng được hỗ trợ để họ không phải chịu đói, khát…”.

Riêng đối tượng bị cách ly tại nhà và những địa điểm cách ly tập trung, những cán bộ hội và hội viên nòng cốt còn phụ trách hỗ trợ, hướng dẫn các gia đình tham gia khai báo y tế, nắm tình hình để kịp thời phát hiện cũng như chấn chỉnh các thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh. Song song đó, hội cũng đã chỉ đạo các cấp hội tạm dừng, hạn chế tối đa việc tổ chức các hoạt động tụ họp đông hội viên, linh hoạt lựa chọn những giải pháp truyền tải thông tin bằng những hình thức khác như qua điện thoại, Email, Zalo, Facebook nhằm phòng bệnh triệt để hơn, đồng thời tạo sự lan tỏa về ý thức, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ, cộng đồng, đặc biệt là những hành động chia sẻ, chung tay giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của người dân, phòng, chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)