Tòa soạnHoạt động tòa soạn

Biết ơn “ngôi nhà thứ 2” của tôi!

Tạp Chí Giáo Dục

Không gì nhanh bng vòng quay vùn vt ca thi gian. K t năm 2004 tôi đt chân vào làng báo chuyên nghip đến nay, vy mà đã 20 năm tròn. Chng đó thi gian, ngh báo đã cho tôi biết bao k nim: có vui bun, có đưc mt đ mình ln khôn trong suy nghĩ, trong tác nghip. Bây gi nghĩ li phi biết cm ơn ngh.

Cựu nhà báo Phan Ngọc Quang (phải) tại Hội báo toàn quốc 2024

1. Khi chuyển sang làm phóng viên Tạp chí Giáo dục TP.HCM, tôi chỉ có thâm niên về nghề dạy học, còn làm báo chỉ là những bước đi chập chững đầu tiên giống như người lái xe tay lái nghịch. Cũng may trước đó tôi từng là cộng tác viên của một số tờ nhưng viết để giải tỏa cảm xúc và có thêm thu nhập như một cuộc dạo chơi. Không ngờ đó được coi như đợt diễn tập đầu tiên để cho nhà báo tay ngang như tôi có được khoảng thời gian tập sự quý giá. Tạp chí Giáo dục và Sáng tạo (tiền thân của Báo Giáo dục TP.HCM và Tạp chí Giáo dục TP.HCM) lúc đó mới ra đời chỉ có 10 năm còn bao nhiêu khó khăn phía trước. Bước vào môi trường mới, mọi thứ đều lạ lẫm nhất là mối quan hệ lại phải bắt đầu từ vạch xuất phát khác. Không thể viết bài theo cảm hứng như một cộng tác viên, làm phóng viên thực thụ phải có tin bài đều đặn và chất lượng. Đây là thử thách đầu tiên. Xuống cơ sở, tôi chỉ là người đến sau nên việc khai thác tin bài không hề dễ. Khâu phát hành của tòa soạn còn gặp nhiều khó khăn nên ngoài việc tác nghiệp, phóng viên còn kiêm thêm nghề… bán báo, làm mô hình, phát hành sổ tay, lịch vào các dịp lễ tết. Đó là thử thách không hề đơn giản mà không phải ai cũng có sở trường. Thời kỳ chuyển đổi công nghệ làm báo bắt đầu mở cửa bắt buộc mọi người phải hội nhập nên thay vì gửi tin bài bằng viết tay như trước đây thì nay phải đánh máy gửi qua email. Có thể nói đây là cửa ải cam go nhất đối với các nhà báo lớn tuổi như tôi. Thế rồi sự kiên nhẫn và cách tự học của mỗi cá nhân như có phép lạ để vượt qua tất cả. Đúng là nghề chọn ta và còn dạy cho ta bao điều cần phải làm và phải học. Học sư phạm nên làm báo đối với tôi là điều xa lạ, không đúng với quỹ đạo chuyên môn trước đây nhưng may mắn là khi được làm việc tại tờ báo của ngành GD-ĐT nên chẳng khác gì cá gặp nước, tôi tha hồ thỏa sức. Những cuộc gặp đồng nghiệp, học sinh và đặc biệt là các buổi dự giờ lên lớp đã cho tôi những bài báo vừa mang màu sắc nghề nghiệp vừa chuyên sâu vào các ngõ ngách chi tiết nhất của công tác dạy học. Được theo đuổi nghề mình đam mê và tâm huyết, với nhà báo, mọi khó khăn chỉ là tạm thời và dễ dàng vượt qua. Ngọn lửa lòng yêu nghề theo năm tháng được nhen nhóm dần để mình an tâm và gắn bó với công việc hàng ngày hơn. Đó cũng là năm TS. Huỳnh Công Minh lên nhận nhiệm vụ Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM. Với vai trò mới, ông Huỳnh Công Minh đã đưa ra nhiều quyết sách để cỗ xe giáo dục của một TP lớn trong cả nước tiến lên trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Những vấn đề báo chí đặt ra đều được Giám đốc sở quan tâm rồi sau đó chỉ đạo sát sao và kịp thời. Có lẽ, chưa bao giờ tiếng nói của truyền thông lại có sức mạnh thiết thực đến thế.

2. Từ chỗ chỉ viết một bài ghi chép hay phóng sự, bút lực của tôi trưởng thành thêm khi viết các loạt bài nhiều kỳ về những vấn đề lớn, những câu chuyện có tính thời sự hơn. Đó cũng là cách để Tạp chí Giáo dục TP.HCM đến gần với độc giả trong và ngoài ngành. Dù gặp nhiều khó khăn trong việc đi sưu tầm tài liệu và gặp các nhân vật đã lớn tuổi nhưng qua bao nhiêu thử thách tôi cũng hoàn thành loạt bài nhiều kỳ về đội ngũ nhà giáo miền Bắc đi B trong thời kỳ chống Mỹ, các liệt sĩ nhà giáo ở chiến trường Đông Nam bộ, nhà giáo và học sinh đảng viên gương mẫu… Cũng rất may nhiều thầy cô tuy tuổi đã cao nhưng vẫn không quên những ký ức đẹp về bạn bè của mình đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Có người còn giữ được những tấm ảnh của từng liệt sĩ mà ngay đến cả gia đình họ cũng không có. Những bài báo đó còn hơn cả một lời tri ân đối với những thầy cô đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho màu cờ độc lập tự do của dân tộc. Cũng không thể nào quên được những hoàn cảnh cơ hàn của các em học sinh nghèo mất cha mất mẹ nhưng vẫn giàu nghị lực vươn lên để học tập thành tài. Khi lên mặt báo, các em trở thành tấm gương sáng hiện hữu giữa cuộc đời trở thành động lực cho thế hệ tiếp nối noi theo. Đi nhiều và đến mọi nơi, vùng đất mà chúng tôi đã đặt chân tới là những mảnh ghép đa màu của cuộc sống hóa thân vào con chữ để trở thành bài học cho lẽ sống. Nghề báo đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống, Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã cho tôi bao kỷ niệm khó phai mờ, cũng như trở thành “ngôi nhà thứ 2” của tôi. Tôi luôn biết ơn “ngôi nhà thứ 2” này!

Cựu nhà báo Phan Ngọc Quang trong chuyến đi tham quan du lịch Campuchia cùng Tạp chí Giáo dục TP.HCM

3. Nhờ nghề này mà tôi được làm việc với các phóng viên là những nhà báo trong Ban Biên tập của tòa soạn những người có công đầu trong việc xây dựng, định hình và nuôi dưỡng tờ báo. Tờ tạp chí hôm nay cũng đã có được đội ngũ kế cận, xứng đáng tiếp nối sự nghiệp và tài sản quý giá mà thế hệ đi trước để lại!

Năm 2017, tôi nghỉ hưu nhưng duyên nợ với Tạp chí Giáo dục TP.HCM vẫn còn với những bài viết tùy hứng, không bị áp lực về chỉ tiêu nữa. Bây giờ viết báo lại với tôi là một cuộc dạo chơi như trước đây. Cũng vì thế mà không bao giờ tôi xa rời “ngôi nhà thứ 2” này. Tạp chí Giáo dục TP.HCM vẫn luôn sát cánh bên tôi mỗi ngày. Tạp chí Giáo dục TP.HCM tròn 30 tuổi, tôi tự hào là mình cũng có một phần đóng góp công sức cho sự phát triển của tờ tạp chí chuyên ngành này!

Phan Ngc Quang

Bình luận (0)