Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Biết thân chủ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, luật sư phải tố giác

Tạp Chí Giáo Dục

Chiều 20/6, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 với tỷ lệ phiếu tán thành 88,39% (434/457). Theo đó, Bộ luật quy định, trong một số trường hợp người bào chữa phải chịu trách nhiệm đối với hành vi “không tố giác tội phạm” của thân chủ.

Kết quả biểu quyết của Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015.
Kết quả biểu quyết của Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015.

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý Dự thảo BLHS, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, quan điểm của Ủy ban Thường vụ QH là, với tư cách là công dân, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm. Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận và được thể chế hóa trong các luật về tư pháp từ trước đến nay.

“Việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu TNHS đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa”, bà Nga nói.

Tuy nhiên, quá trình  thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu một phần ý kiến các đại biểu để chỉnh lý điều luật theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm. Theo đó, trong trường hợp người bào chữa biết rõ người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể phải chịu TNHS.

Cùng ngày, QH thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành trên 92%. Báo cáo giải trình tiếp thu về nguyên tắc bồi thường và giải quyết bồi thường Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số ý kiến đề nghị cần kế thừa nguyên tắc bồi thường như quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện hành và các luật có liên quan; đồng thời đề nghị, người bị thiệt hại khi đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì có quyền khởi kiện tại Tòa án yêu cầu giải quyết bồi thường. Tiếp thu ý kiến trên, luật sửa đổi đã được chỉnh lý theo hướng này.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị, đối với thiệt hại về tinh thần quy định tại Điều 27 thì Nhà nước bồi thường, đồng thời tiến hành cải chính, xin lỗi công khai người bị oan mà không cần có yêu cầu của họ. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc xin lỗi, cải chính công khai luôn gắn với quyền yêu cầu của người bị thiệt hại. Với tính chất của một quyền nhân thân thì bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền thực hiện quyền yêu cầu của mình.Theo

 Tiền Phong

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)