Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Biết vượt qua nỗi sợ… tích cực

Tạp Chí Giáo Dục

Làm sao để vượt qua áp lực từ gia đình? Làm thế nào vượt qua tình cảm tuổi học trò để tập trung thi cử?… Đó là băn khoăn của các em học sinh trong chương trình “Tuyển sinh, hướng nghiệp học sinh sau THCS” năm 2019 tổ chức tại Trường THCS Tùng Thiện Vương (Q.8) vừa qua. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của nhiều đơn vị.

Chuyên gia tâm lý Đ Văn S gii đáp thc mc cho hc sinh Trưng THCS Tùng Thin Vương

Tại chương trình, chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự cho biết thi cử luôn là nỗi sợ hãi của tất cả học sinh. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết kiểm soát và dựa vào đó để tìm cách vượt qua thì đó là nỗi sợ tích cực. Còn ngược lại, sẽ là nỗi sợ tiêu cực và khiến các em dễ thất bại trong cuộc sống. Theo ông Sự, để vượt qua nỗi sợ trong thi cử, học sinh cần quan tâm đến chế độ ăn uống và phương thức học tập. Những loại thực phẩm tốt nhất dành cho học sinh vào mùa thi là trái cây, rau, nấm, thịt cá, sữa chua, uống nhiều nước. “Nếu các em có thức khuya học bài thì ăn sôcôla, kẹo cool air, tuy nhiên không nên thức quá khuya. Thời gian học các môn xã hội lý tưởng nhất là khoảng 4-5 giờ sáng; còn chiều và tối dành học các môn tự nhiên, tính toán. Ngoài ra, các em cũng có thể vừa nghe nhạc vừa học bài để đầu óc thoải mái hơn, tăng khả năng ghi nhớ. Loại nhạc tốt nhất là Baroque”, ông Sự gợi ý.

Sau khi nghe ông Sự chia sẻ, Nguyễn Trọng Hiếu (lớp 9/1) bày tỏ nỗi lòng: “Cha mẹ luôn muốn em nằm trong top 10 của lớp. Điều này khiến em gặp rất nhiều áp lực trong học tập. Vậy em phải làm như thế nào để giải tỏa được áp lực đó?”. Để Trọng Hiếu có suy nghĩ tích cực hơn, ông Sự trấn an: Cha mẹ là những người rất yêu thương, lo lắng và mong muốn con mình học giỏi để sau này có được việc làm tốt, có cuộc sống tốt. Vì vậy các em phải biết thông cảm cho cha mẹ và dựa vào đó để đặt ra mục tiêu, phấn đấu cao hơn. “Để không gặp áp lực, các em nên chuẩn bị thật tốt từ kiến thức cho đến dụng cụ thi cử. Chúng ta bỏ ra công sức bao nhiêu sẽ nhận lại thành quả bấy nhiêu. Trồng cây cà chua thì đừng mong hái được quả cam”, ông Sự nhấn mạnh.

Liên quan đến chuyện tình cảm của tuổi học trò, một em nữ học lớp 9/3 lo lắng: “Làm thế nào vượt qua tình cảm tuổi học trò để tập trung thi cử?”. Dưới góc độ của một chuyên gia tâm lý, ông Sự phân tích: Ở độ tuổi của học sinh THCS thì việc rung cảm trước một ai đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, đó không phải là tình yêu thật sự mà chỉ dừng lại ở chữ “thích”. Bởi vì trong tình yêu phải có trách nhiệm, có sự quan tâm, lo lắng của mình dành cho người ấy, kèm theo đó là nguồn tài chính. Mà muốn có tài chính thì bản thân các em phải có công việc ổn định. Chính vì thế muốn yêu một ai đó, chúng ta phải yêu công việc trước để có thu nhập và lo lắng được cho người ấy lâu dài. “Vì vậy, ở lứa tuổi này các em nên tập trung vào việc học vì thứ tình cảm mà các em đang có chỉ là nhất thời. Các em cần tập trung học tập, thi cử để sau này có công việc tốt, tìm được người mình yêu thực sự”, ông Sự khuyên.

H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)