Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Biểu tượng tình yêu chung thủy

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Gn 60 năm sng chung mt mái nhà vi bao biến c, cp v chng nhà giáo Trn Trâm Phương và Trn Th Phưng đã tr thành biu tưng ca tình yêu chung thy, mãnh lit gia hai đu cách tr nhưng vn sáng ngi hnh phúc…

V chng nhà giáo Trn Trâm Phương (trái) cùng NGƯT Chu Xuân Thành

Ngt ngào mi tình trưng sư phm

Bây giờ con cái đã trưởng thành, sống trong ngôi nhà trong hẻm sâu của con đường Tô Hiến Thành, vợ chồng nhà giáo Trần Trâm Phương lấy sách báo và cây kiểng làm niềm vui tuổi già. Đối với nhà giáo Trần Thị Phượng – công việc sáng tác thơ đã trở thành thói quen mỗi tuần và thơ ca chính là liều thuốc quý để giúp đôi vợ chồng già có thêm sức khỏe và nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

Sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng vùng Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, từ một đứa con của một gia đình cán bộ địa phương, nhà giáo Trần Trâm Phương sớm đi theo con đường của ba mẹ.

Đi làm cách mạng sớm dang dở chuyện học hành nên ra Bắc ông có thêm cơ hội học bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa quân đội ở Kiến An (Hải Phòng) để sau đó trở thành SV của Trường ĐHSP Hà Nội 1. Đây chính là thời gian đáng nhớ nhất của chàng trai quê Quảng Ngãi vì có thêm người bạn gái học chung lớp trong trường sư phạm. Giảng đường ĐH đã trở thành chốn hẹn hò với cô gái Hà thành để sau đó họ có một đám cưới giản dị nhưng ấm cúng ngay trong trường ĐH. Món quà tinh thần mà cô SV Trần Thị Phượng thích nhất là bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh vì gợi lên hình ảnh thân thương và tình cảm trìu mến của vùng đất Quảng mà mình đã gửi gắm cả cuộc đời từ đây. Kết quả của những năm tháng mặn nồng là cặp sinh đôi 2 công chúa Ngọc Trâm và Ngọc Phương. Sau đó, hòa vào đội ngũ đoàn K33 hành quân qua dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhà giáo Trần Trâm Phương cùng đồng đội cũng là đồng nghiệp vào tận căn cứ TW cục ở Tây Ninh để chuẩn bị gieo mầm cho sự nghiệp GD. Ban ngày xuống cơ sở mở trường mở lớp đào tạo GV cấp tốc, ban đêm nằm trong căn hầm dã chiến giữa rừng già biên giới Tây Nam thầy giáo “độc thân mà có vợ” lại nhớ quay quắt đất Thăng Long. Chỉ có bục giảng và tiếng giảng bài ở hai đầu đất nước làm sợi dây vô hình để dệt nên nghĩa phu thê của “Ngưu Lang – Chức Nữ” thời chinh chiến. Mãi đến 10 năm sau trong “đêm trước” của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975, hai vợ chồng mới có dịp đoàn tụ.

N hiu trưng đm đang

 “Làm theo li Bác luyn tâm ta/ Hưng lc tri ban gi nếp nhà/ Con cháu thành danh vui khe khon/ Bách niên giai lão sng thêm mà”. Nhng vn thơ bình d ca nhà giáo lão thành Trn Th Phưng – nguyên Hiu trưng Trưng cp 3 Nguyn An Ninh, TP.HCM cũng là nét chm phá ca bc tranh đy màu sc sum vy và hnh phúc ca gia đình nhà giáo Trn Trâm Phương – nguyên cán b Văn phòng 2 B GD-ĐT ti TP.HCM.

Cho tôi xem từng bức hình trong cuốn album gia đình, ông đều có những chú thích cặn kẽ về thời gian xuất xứ: “Năm 1974 tôi được lệnh ra Bắc sớm chuẩn bị cho sự kiện tiếp quản Sài Gòn không lâu sau đó. Được trở về Bắc là niềm mong ước của nhiều thầy giáo đi B nhất là những ai đã để lại “một nửa cuộc đời” của mình ở hậu phương. Phù sa hạnh phúc lại mặn nồng như thuở ban đầu và đó cũng là kết quả nhiều ngày mong đợi để họ có thêm cậu con trai út Toàn Thắng ra đời đúng vào năm 1975. Cũng giống như lần sinh nở trước, bà lại một mình “vượt cạn” trong nỗi nhớ cách xa của “hòn vọng phu” khi chồng trở lại miền Nam lần 2. Khó khăn lại bắt đầu bủa vây vào ngôi nhà thiếu bàn tay người chồng trụ cột nhưng đằng sau sự lẻ loi của người vợ còn có chỗ dựa vững chắc là gia đình bên ngoại. Tình thương yêu của các cậu, các dì đã nuôi 3 cháu khôn lớn và vững vàng hơn trên con đường học hành. Đây cũng là thời gian bà được bầu là Đại biểu Quốc hội khóa 5, Phó Hiệu trưởng ngôi Trường cấp 3 Xuân Đỉnh – lá cờ đầu của ngành GD toàn miền Bắc. Thành tích đó thật không hổ thẹn với những đóng góp lớn lao của người chồng ngoài mặt trận.

Chỉ đến lúc sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, sự trống vắng mới được lấp đầy khi cả 4 mẹ con theo chồng, theo cha vào TP.HCM định cư. Mặc dù bận rộn với trách nhiệm của một người đứng đầu Trường cấp 3 Nguyễn An Ninh, nhưng khi về nhà nữ hiệu trưởng vẫn làm tròn “vai diễn” của một người mẹ, người vợ đảm đang, tháo vát. Nền tảng vững chắc mà cha mẹ kiến tạo nên đã thành bệ phóng có sức bật lớn để chị em song sinh Ngọc Trâm – Ngọc Phương và Toàn Thắng lần lượt “xếp hàng” vào cổng trường ĐH. Trong khi 2 em của mình đi theo con đường kinh tế thì chị hai Ngọc Trâm lại nối tiếp nghiệp dĩ của cha mẹ dạy ngoại ngữ tại Trường ĐHSP TP.HCM. Được đào tạo ở Mỹ, Toàn Thắng không bằng lòng với tấm bằng kiến trúc sư mà còn học lên cao học để lấy kiến thức làm “bàn đạp” thăng tiến. 

Tuy không làm thơ nhưng những vần thơ của người vợ đọc cho ông nghe mỗi ngày là liều thuốc tinh thần quý để họ sống khỏe và hạnh phúc mãi mãi bên nhau. Với những cống hiến cho cuộc chiến tranh và nghề dạy học, với 65 năm và 50 năm tuổi Đảng ông bà đã nhận được Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Lao động và nhiều giấy khen khác. Hai cháu nội và 3 cháu ngoại chính là niềm vui hỉ hả hàng ngày của hai ông bà khi tuổi đã về già mà không thể gì sánh được.

Bài, nh: Hương Thy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)