Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Tạp Chí Giáo Dục

Bình đng gii là mt trong nhng mc tiêu quan trng mà Vit Nam đã và đang n lc đt đưc. Tuy nhiên, vn còn nhiu thách thc trong vic xóa b đnh kiến gii và phân bit đi x, nht là khu vc min núi và trong các cng đng dân tc thiu s. Vic tìm kiếm các phương tin hiu qu đ nâng cao nhn thc và thay đi quan đim xã hi v vai trò ca ph n dân tc thiu s vô cùng cp thiết.

Bình đẳng giới giúp phụ nữ dân tộc nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung có cuộc sống tốt hơn 

Còn đnh kiến, phong tc lc hu

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền (Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam) cho biết, dù xã hội đã phát triển nhưng phụ nữ khu vực miền núi và dân tộc thiểu số còn phải đối diện với tình trạng bạo lực gia đình, phân biệt đối xử. Nhiều định kiến như con gái lớn phải đi lấy chồng, trẻ em gái không được quan tâm trong việc học tập. Gia đình bé bị xâm hại và bản thân nạn nhân bị xâm hại cũng xem là bình thường nên mới dẫn đến hậu quả có thai trong độ tuổi vị thành niên dẫn đến sang chấn về mặt sức khỏe tâm thần làm giảm cơ hội phát triển cá nhân. Ngoài ra, nhiều phụ nữ còn thiếu kiến thức trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, làm mẹ an toàn và tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng, sinh nhiều con… “Việc tìm kiếm giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em khu vực miền núi, dân tộc thiểu số là vô cùng cấp thiết”, bà Hiền nói.

Ông Ngô Vân (Tổng phụ trách Đội, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, số học sinh tại trường bỏ học ở các năm vẫn còn xảy ra. Trong số học sinh bỏ học thì học sinh nữ chiếm tỉ lệ cao hơn, phần lớn các em học sinh và cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học. Cha mẹ học sinh thiếu sự quan tâm, các em theo gia đình để đi làm ăn xa. Khoảng cách từ nhà tới trường rất xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nơi sinh sống của học sinh dân tộc thiểu số còn tồn tại những định kiến giới, nhiều em còn rụt rè, nhút nhát không dám nói trước đám đông và chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, tai nạn thương tích; nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em.

Bà Doanh Thị Thoa (Chủ tịch Hội LHPN xã Đak Nhau, tỉnh Bình Phước) cho hay, xã Đak Nhau có 17 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có văn hóa truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán… tạo nên bản sắc đặc trưng của từng dân tộc. Do có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống nên đã phát sinh nhiều vấn đề tồn tại cần được cải thiện như: Tồn tại phong tục tập quán lạc hậu riêng của từng dân tộc, sinh nhiều con, bỏ học sớm dẫn đến không có kiến thức, thiếu hiểu biết. Cùng với đó, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, vấn đề bạo lực gia đình, tảo hôn, không biết làm ăn, bán vườn bán rẫy. “Trong rất nhiều những vấn đề thì vấn đề cấp thiết nhất trong thời đại công nghệ 4.0, hướng tới xây dựng chính phủ số, quốc gia số là việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống. Đặc biệt là đối với phụ nữ, người đồng bào dân tộc thiểu số”, bà Thoa trăn trở.

Đy mnh tuyên truyn

Theo các chuyên gia, để khắc phục những hạn chế của phụ nữ dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, các chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền. Cụ thể, các ban ngành cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng, nâng cấp nền tảng, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin thuận lợi trên thiết bị di động thông minh để hỗ trợ phụ nữ tiếp cận công nghệ thông tin một cách có hiệu quả. Bộ phận văn hóa thông tin của xã, huyện cần thực hiện tốt việc rà soát các loa bị hư hỏng để khắc phục kịp thời, đảm bảo thông tin, phủ sóng wifi đến các vùng sâu, vùng xa để đảm bảo sóng đáp ứng việc sử dụng các dịch vụ của người dân. “Việc tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ, hội viên, nhất là hội viên và phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số về chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình tập huấn, lý thuyết phải đi đôi với thực hành, phải cầm tay chỉ dẫn trực tiếp cho cán bộ hội những kiến thức đã được học. Bên cạnh đó, tuyên truyền cho hội viên, phụ nữ tự giác học tập nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ nhiệm vụ của đơn vị và của bản thân”, bà Thoa góp ý.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ dân tộc thiểu số

Bà Trương Thị Tuyết Như (Trưởng ban Tuyên giáo Chính sách pháp luật, Hội LHPN tỉnh An Giang) khẳng định, sự tham gia của người có uy tín trong các hoạt động của Hội LHPN đã tạo tác động mạnh mẽ trong thay đổi nhận thức và hành động của xã hội nói chung và cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng. Từ đó, công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào quá trình thay đổi cuộc sống được thuận lợi, nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng tiến bộ hơn. Song song đó, chúng ta cũng cần phát huy vai trò nòng cốt của người có uy tín trong công tác tuyên truyền để không chỉ thay đổi về “nếp nghĩ, cách làm” mà còn giúp phụ nữ dân tộc thiểu số phát huy nội lực và tương trợ giúp đỡ nhau vượt định kiến giới, có thêm kiến thức kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững. Từ đó giúp nhiều hộ gia đình trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư góp phần thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số.

TS.Nguyễn Thanh Đạt (Phó Trưởng khoa Kiến thức cơ bản, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM) cho rằng, điện ảnh không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là công cụ giáo dục và thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Điện ảnh có khả năng tiếp cận một lượng lớn khán giả trên khắp cả nước và thế giới. Thông qua các bộ phim, điện ảnh có thể truyền tải những thông điệp quan trọng về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số, tạo nên sự thay đổi trong cách nhìn nhận và hành động của xã hội. Với hình ảnh và câu chuyện cuốn hút, điện ảnh có thể làm cho những vấn đề phức tạp trở nên dễ lôi cuốn nhiều người xem. Các bộ phim về phụ nữ dân tộc thiểu số giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề mà chính họ đang đối mặt, đồng thời tạo ra sự đồng cảm và ủng hộ từ phía khán giả.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)