Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Bình thường mới” khi mở cửa trường: Thích ứng an toàn, linh hoạt trong mọi tình huống

Tạp Chí Giáo Dục

“Bình thưng mi” trong ngành giáo dc khi m ca trưng hc chính là s thích ng an toàn, linh hot trong mi tình hung, bt đu t vic thay đi nhn thc, thói quen, hành vi. Tng ngưi phi ý thc rõ vai trò, trách nhim ca mình và thc hin vai trò đó mt cách thưng xuyên.


“Bình thưng mi” là thích ng an toàn, linh hot

“Bình thưng mi” t vic thay đi nhn thc, thói quen, hành vi

Từ thực tế “bình thường mới” tại đơn vị mình, thầy Nguyễn Xuân Đắc (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình) nhìn nhận, “bình thường mới” khi trường học mở cửa là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, đi từ những việc nhỏ nhất, trong đó bắt đầu từ ý thức của mỗi người, là sự phối hợp của phụ huynh, học sinh.

“Việc xuất hiện F0 trong trường học khi đi học lại trong bối cảnh hiện nay là hết sức bình thường. Học sinh, giáo viên, người đứng đầu nhà trường, nhất là phụ huynh phải hiểu để có sự nhìn nhận đúng đắn nhất. Phụ huynh phải hiểu để có sự hỗ trợ, chính sự hỗ trợ của phụ huynh cũng sẽ góp phần hạn chế F0”.

Hiệu trưởng này cho hay, chúng ta không thể thay đổi được hoàn cảnh mà chỉ có thể thay đổi góc nhìn để phù hợp với hoàn cảnh. “Bình thường mới” trong giáo dục là sự thích nghi với hoàn cảnh của mỗi thành viên trong nhà trường, bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức để thay đổi thói quen, hành vi.

“Nguyên tắc 5K không phải là khẩu hiệu mà phải được hiện diện, đặc biệt là khẩu trang, khoảng cách và khử khuẩn. Bình thường mới là thầy cô phải “giữ khoảng cách” về địa lý với học sinh nhưng vẫn có sự thân thiệt, chia sẻ. Nếu như trước đây, học sinh đi học không có viết có thể mượn của bạn thì bây giờ các em phải có sự lường trước để chuẩn bị, không dùng chung đồ dùng học tập với bạn bè. Đặc biệt, “bình thường mới” còn là là mỗi học sinh không phân biệt đối xử, không chọc ghẹo, xa lánh F0, không lên mạng nói xấu nhau, thay vào đó chúc bạn mau khỏe, hỗ trợ bạn học tập…”, thầy Đắc phân tích.

Về phía phụ huynh, thầy Đắc cho hay, “bình thường mới” không chỉ là giữ gìn cho học sinh mà chính phụ huynh cũng phải giữ gìn cho chính mình. “Khi học sinh có dấu hiệu, phụ huynh cần báo liền cho nhà trường để trường có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế lây nhiễm. Phụ huynh đừng lo rằng con sẽ bị mất bài khi không thể học trực tiếp được, nhà trường sẽ hỗ trợ kiến thức cho các em.

“Các tình huống liên quan đến Covid-19 đều đã được diễn tập thế nhưng khi xảy ra, điều quan trọng nhất là phải bình tĩnh. Học sinh, giáo viên và phụ huynh hãy coi các tình huống phát sinh là bình thường để từ đó tăng cường hơn các biện pháp phòng dịch bảo vệ chính mình và cộng đồng”, thầy Đắc nhấn mạnh.

Tương tự, ông Đỗ Minh Hoàng (Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An) khẳng định, “bình thường mới” không có nghĩa là mọi hoạt động giáo dục diễn ra như “bình thường cũ”. Bình thường mới là sự linh hoạt trong tổ chức các hoạt động giáo dục và phải có tâm thế thật bình tĩnh trước các tình huống phát sinh. “Bình thường mới” là phải có một tâm lý vững vàng, không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, lo lắng trước mọi tình huống phát sinh.

“Xác định đi học trong tình hình mới thì mọi điều phải cẩn trọng. Gia đình có bất cứ dấu hiệu nào đều phải thông báo cho nhà trường, theo dõi và không cho học sinh đi học. Với học sinh F0, tuỳ theo sức khỏe nếu ổn thì các em tham gia học online, sau khi khỏe đi học lại giáo viên sẽ có phương án bổ trợ kiến thức, học sinh trong lớp cũng sẽ học tập”.

Thời gian học trực tiếp, các tiết thể dục tại một trường THCS (Q.1) vẫn được diễn ra nhưng với số tiết ít hơn so với “bình thường cũ”. Trong các tiết thể dục, học sinh được ra sân vận động rất nhẹ nhàng nhưng không phải bỏ khẩu trang, để học sinh vừa được rèn luyện sức khỏe mà vẫn đảm bảo phòng dịch.

“Sân trường rộn ràng những tiếng cười vui của học sinh. Các em vận động, sinh hoạt theo nhóm, thỉnh thoảng giáo viên lại nhắc nhở các em giữ khoảng cách. Các tiết thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp học sinh tăng sức đề kháng, giải tỏa tâm lý. Tôi cho rằng, khi chúng ta đã xác định mở cửa trường học trong điều kiện “bình thường mới” thì phải linh hoạt trong mọi tình huống, tuân thủ các quy định phòng dịch. Không vì quá sợ hãi trước dịch bệnh mà hạn chế các hoạt động, làm mất đi cơ hội học tập, phát triển của học sinh”, hiệu trưởng này nhìn nhận.

Thc hin mt cách thưng xuyên

Chia sẻ về việc mở cửa trường học tại TP.HCM, trao đổi với Giáo dục TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức khẳng định, TP rất mong muốn tạo môi trường học tập an toàn, bình thường nhất cho học sinh, đảm bảo các em không chỉ được học kiến thức mà còn có môi trường phát triển lành mạnh để trở thành một công dân tốt, phục vụ cho xã hội.

Theo ông, các kế hoạch đưa ra cần phải tính đến các bước dài hạn, đảm bảo an toàn đến đâu mở cửa đến đó. Đặc biệt là duy trì hoạt động, tránh những biện pháp “giật cục”. Trước hết phải cảnh giác cao độ, đảm bảo việc tổ chức xác định đầy đủ các tình huống có thể xảy ra, càng ít bất ngờ càng tốt.

“Trong giai đoạn này khi đang thí điểm, tôi mong các trường có sự chủ động tương đối, thử nghiệm các giải pháp của mình. Sau giai đoạn này sẽ có những đúc kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, chia sẻ những sáng kiến tốt để các trường học hỏi. Trên hết là tạo được môi trường học tập bền vững cho học sinh, hạn chế tối đa những thiệt thòi của các em so với những lứa học sinh trước đó”, ông Đức nói.

Cũng theo lãnh đạo TP, trong quá trình mở cửa trường học thì quan trọng là cần có một kênh thông tin thông suốt giữa nhà trường và bộ phận y tế và trung tâm y tế, Sở Y tế, Sở GD-ĐT. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp TP luôn cập nhật được tin tức đầy đủ, từ đó có những phản ứng phù hợp để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và trường hợp bất thường phát sinh.

Sau hai tuần thực hiện thí điểm, TP sẽ có những quyết định và chính sách cụ thể để làm sao trường học được tổ chức học tập một cách phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh tại TP và cả nước, trên tinh thần cố gắng làm sao giúp cho học sinh có điều kiện học tập tốt nhất.

Lãnh đạo TP bày tỏ, một trong những mong muốn của TP là sự hợp tác của tất cả các bên, từ nhà trường, phụ huynh, học sinh. Để học sinh, sau giờ học tập về nhà thì vẫn sinh hoạt bình thường và an toàn, khi lên lớp thì có thời gian hữu ích, hạn chế nguy cơ lây bệnh.

Như vậy từng người khi tham gia vào hoạt động giáo dục này phải biết rõ vai trò của mình và thực hiện vai trò đó một cách thường xuyên, bình thường nhất để có hoạt động giáo dục bền vững. Điều này là quan trọng nhất vì giáo dục đào tạo không phải là câu chuyện một ngày một bữa.

“Để làm được như vậy, ý thức từng người là cực kỳ quan trọng. Bởi dù các biện pháp, các quy định có kỹ càng, chắc chắn và đầy đủ đến đâu nhưng ý thức của mỗi người không tốt thì vẫn rất khó kiểm soát. Tôi mong tất cả thầy cô, học sinh, phụ huynh nâng cao ý thức tối đa của mình trong việc phòng chống dịch, với trách nhiệm với cá nhân, trách nhiệm với xã hội để làm sao giúp học sinh sẽ được đi học bình thường trở lại càng sớm càng tốt”, ông Đức nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)