Thường mọc hoang ở vùng rừng nguyên sơ và núi cao, ngoài ra còn có loại bồ công anh lá nhỏ, hoa vàng nhiều đài lông tơ (tương tự hoa trinh nữ) mọc ở miệt đồng ngập nước.
Bồ công anh chứa nhiều vi lượng khoáng chất như sodium, calcium, magne, potassium; đặc biệt nguyên tố vi lượng sắt cao hơn cả rau dền đỏ và rau muống. Cạnh đó, trong lá và thân cây bồ công anh còn chứa các viatamin hỗ trợ cho mắt, da như A; hỗ trợ xương như B6, B1. So với rau ngót và cam lượng vitamin C trong bồ công anh đạt tỷ lệ 49%/mg. Ngoài ra, một số chất béo, tinh bột, protein cũng có trong hoa và lá. Trong đông y dược cổ truyền, bồ công anh chữa trị hiệu quả một số bệnh như: chống loãng xương (người cao tuổi từ 50 trở lên, nhất là phụ nữ mãn kinh, hiếm muộn, vô sinh) cơ thể lao động quá sức bị suy nhược rối loạn sự lọc máu của gan, xơ gan cổ trướng; tắc mật biến chứng, u, sỏi; thân nhiệt nóng do gan nhiễm mỡ sinh nám da, nhiều mụn cóc ở tay, mặt, ngực: dùng bồ công anh cắt gốc, lấy nước dịch thoa lên các mụn cóc 3 lần /ngày, trong 3 ngày sẽ rụng). Hái 100g lá, 20g cà rốt, 10g bông cải xanh, nấu với 150ml nước, uống trong 5 ngày chữa tàn nhang, mụn nhọt, ghẻ lở, bệnh nấm da.
Đặc biệt, bồ công anh thường dùng cho phụ nữ sau sinh điều trị bệnh viêm, sưng vú, tắc tia sữa: lá bồ công anh tươi, xay nhuyễn nấu trong 150ml nước, chia 3 phần, uống uống 40-50g trong ngày như trà, 5 ngày sẽ hết đau, sữa nhiều.
Ngoài ra, bài thuốc chữa uể oải suy nhược, chống mất ngủ và mát gan cũng rất hiệu quả gồm: 200g lá bồ công anh nấu với một chân móng giò heo, 100g rau ngót tươi, 250gr thịt đu đủ vừa chín hườm trong 250ml nước, còn 150ml, ăn trưa và chiều.
Đông y sĩ Kiều Bá Long / TNO
Bình luận (0)