Tổng thu nhập của người lao động khoảng 4.000 – 4.500 USD/tháng
Từ năm 2008 đến nay đã có 28 lao động VN sang làm việc tại Bồ Đào Nha thông qua hợp đồng ký kết với Công ty Dịch vụ Xuất khẩu lao động (XKLĐ) và Chuyên gia Suleco. Dự kiến đầu tháng 10 tới, có thêm 38 lao động được cấp visa. Ngoài ra, Suleco cũng đang tiếp nhận hơn 80 hồ sơ đăng ký sang Bồ Đào Nha của người lao động (NLĐ).
Lao động VN do Suleco đưa sang làm việc tại Bồ Đào Nha. Ảnh: C.T.V |
Thị trường mới, thu nhập cao
Bồ Đào Nha là thị trường XKLĐ mới của VN và Suleco là doanh nghiệp đầu tiên được cho phép thí điểm thực hiện hợp đồng. Ông Trần Văn Thạnh, Phó Giám đốc Suleco, cho biết nhờ thu nhập cao; môi trường làm việc, ăn, ở, sinh hoạt tốt nên ngày càng có nhiều người muốn tham gia.
Tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Bồ Đào Nha hiện nay khoảng 250.000 người. Lao động châu Á ở Bồ Đào Nha nhiều nhất có |
Theo hợp đồng ký kết, NLĐ sang Bồ Đào Nha làm công việc hàn ống và lắp ống dẫn dầu cho một nhà máy sản xuất ống dẫn dầu. Thời hạn làm việc tối thiểu 3 năm, lương bình quân 2.500 USD/người/tháng; bao gồm tiền ăn, ở, sinh hoạt phí 1.300 USD/tháng và lương thực lĩnh 1.200 USD/tháng. Theo ông Trần Quốc Ninh, Giám đốc Suleco, mức lương thực lĩnh này không cao hơn nếu NLĐ sang Nhật Bản hay Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhờ làm theo chế độ khoán việc, làm thêm giờ, tay nghề giỏi, năng suất cao nên thu nhập của NLĐ cao hơn nhiều so với khoản lương thực lĩnh nêu trên. Qua bảng lương do Suleco cung cấp cho thấy tổng thu nhập của phần đông trong số 28 lao động đang làm việc đạt bình quân 4.000 – 4.500 USD/tháng. Với mức thu nhập này, sau khi trừ chi phí sinh hoạt, ăn, ở, tiêu xài cá nhân… mỗi người có thể tích lũy được từ 2.500 – 3.000 USD/tháng.
Cần thợ tinh nghề
Do đặc thù công việc, điều kiện tuyển chọn khắt khe, đòi hỏi cao mức độ tinh nghề của NLĐ. Nếu là thợ hàn ống dẫn dầu, yêu cầu phải có bằng nghề thợ hàn 6G, có kinh nghiệm và sử dụng thuần thục các tư thế hàn, có kinh nghiệm hàn điện, hàn TIG, hàn bán tự động, hàn thép carbon, titan… Còn nếu là thợ lắp ống dẫn dầu thì phải đọc được bản vẽ, cắt mặt nghiêng, làm xiên góc, nhận dạng vật liệu… Sau khi sơ tuyển, các chuyên gia kỹ thuật của nhà máy ở Bồ Đào Nha sẽ sang VN trực tiếp phỏng vấn, kiểm tra tay nghề. Đã có nhiều người bị loại ngay từ vòng phỏng vấn do trả lời sai kiến thức về hàn.
Ông Trần Quốc Ninh cho biết hầu hết những người dự tuyển sang Bồ Đào Nha vốn là thợ hàn giỏi, có nhiều năm làm việc ở ngành dầu khí. Trong khi đó, những người học qua các trường nghề, kể cả kỹ sư cơ khí nhưng nếu ít tiếp xúc với công việc hàn rất khó đáp ứng yêu cầu.
Đừng để rủi ro xảy ra
Khi cho phép Suleco thí điểm đưa lao động sang Bồ Đào Nha, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, đánh giá cao đơn hàng này và hy vọng Suleco mở đường thành công cho việc chuyển hướng đưa lao động kỹ thuật cao sang châu Âu. Riêng hợp đồng thí điểm này của Suleco, hằng năm đối tác sẽ tiếp nhận 200 lao động VN. Ngoài làm việc tại Bồ Đào Nha, trong tương lai, Suleco cũng sẽ đưa lao động sang
Theo ông Trần Quốc Ninh, chủ nhà máy đánh giá cao và cho biết thích sử dụng lao động VN nhờ họ có tay nghề giỏi, khéo léo, cần cù. Dù vậy, nhược điểm của lao động VN là ý thức chấp hành nội quy kém, tùy tiện. Điển hình mới đây có một lao động vi phạm nội quy lao động nhưng cự cãi trực tiếp với ông chủ nhà máy, suýt bị trả về nước. Khi mọi việc đã được dàn xếp ổn thỏa, lao động này vẫn cứ… làm “mặt lạnh”, không chào hỏi ông chủ. “Tôi vừa sang làm việc với nhà máy mới hay có chuyện này. Nếu làm việc ở các nước châu Á vốn khắt khe trong quan hệ chủ – thợ, chắc chắn người này đã bị đuổi việc” – ông Ninh nói.
Bình luận (0)