Chúng ta vẫn thường tự hỏi bộ đồ bảo vệ phi hành gia có tác dụng thần kỳ đến mức nào để giúp con người có thể sống sót ngoài không gian. Vậy hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị đó xoay quanh bộ đồ phi hành gia mặc trước khi bước ra ngoài không gian trong bài viết này.
Theo CosmosMagazine, các phi hành gia trước đây khi bước ra ngoài trạm không gian để thực hiện các sứ mệnh, họ sẽ có hai lựa chọn với bộ đồ phi hành gia của NASA được giới thiệu vào năm 1984 và bộ đồ Russian Orlan thuộc chương trình không gian Nga ra mắt vào năm 1960. Trải qua hàng thập kỷ cải tiến, bộ đồ phi hành gia ngày nay đã có nhiều thay đổi hiện đại hơn.
Trải qua hàng thập kỷ cải tiến, bộ đồ phi hành gia ngày nay đã có nhiều thay đổi hiện đại hơn.
Không chỉ có khả năng cung cấp oxy, điều hòa thân nhiệt hay thậm chí hỗ trợ điều kiện vệ sinh sẵn có, những bộ đồ phi hành gia còn kiêm chức năng bảo vệ trước những mảnh vụn bay quanh Trái Đất. Tuy nhiên đó chỉ là những chức năng tổng quan. Để hiểu sâu hơn về những chức năng của từng bộ phận trong tổng thể một bộ đồ, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong phần thông tin dưới đây:
Mũ bảo hiểm
Là nơi bảo vệ phần đầu và cũng là nơi chứa oxy được cung cấp từ bình dưỡng khí để cung cấp sự sống cho phi hành gia. Phần bên trong mũ bảo hiểm là một tấm nhựa trong suốt. Nếu phi hành gia khát, họ có thể cắn một ống nhỏ và mút chất lỏng chứa trong túi có dung tích khoảng 0,95 lít được gắn bên trong mũ.
Phần bên trong mũ bảo hiểm là một tấm nhựa trong suốt.
Bên trong mũ bảo hiểm của nhà du hành vũ trụ còn trang bị thêm một chiếc mũ đặc biệt khác có tên snoopy cap. Chiếc mũ này thường gắn kèm mic để giữ liên lạc giữa phi hành gia và phi hành đoàn.
Mũ snoopy cap.
Phần bên ngoài mũ bao quanh tấm nhựa được phủ thêm một lớp mạ vàng để bảo vệ da trước tia cực tím, ánh sáng lóa và bảo vệ cho chiếc camera quay cận cảnh phi hành gia (phi hành đoàn cũng có thể nhìn thấy mọi sự việc trong thời gian thực từ camera). Phần mũ bên ngoài được làm từ polycarbonate, loại vật liệu đủ cứng và nhẹ để làm kính chống đạn, tuy nhiên công dụng của chúng khi ở ngoài không gian nhằm tránh các mảnh vỡ nhỏ từ thiên thạch và các mảnh vỡ khác có thể va chạm với phi hành gia.
Phần thân trên
Phân thân trên là lớp áo giáp bảo vệ thân thể từ cổ xuống tới bụng của phi hành gia. Cũng chính trong bộ giáp này là nơi hỗ trợ sự sống và kiểm soát các mô-đun của toàn bộ đồ.
Trong bộ giáp này là nơi hỗ trợ sự sống và kiểm soát các mô-đun của toàn bộ đồ.
Màn hình hiển thị và các mô-đun điều khiển hầu hết được đặt ở phía trước. Tại đó, phi hành gia có thể điều chỉnh được rất nhiều thiết lập bao gồm nhiệt độ, khối lượng và lượng oxy.
Một bộ phận quan trọng không kém đó chính là sợi dây gắn liền phi hành gia với tàu vũ trụ nhằm tránh không bị trôi ra xa trong môi trường không trọng lực. Sợi dây này được nối với phần thân trên thông qua một cổng có tênD-ring (hình chữ D).
Một bộ phận quan trọng không kém đó chính là sợi dây gắn liền phi hành gia với tàu vũ trụ.
Ngay cả khi phi hành gia không may bị tách khỏi tàu vũ trụ, bộ đồ cũng có tác dụng giống như một chiếc phao cứu trợ. Thông qua khả năng thổi khí nitrogen để tạo lực đẩy về phía trước, kết hợp với một cần lái, phi hành gia có thể điều hướng để nhanh chóng quay trở lại tàu an toàn.
Cánh tay
Phần cánh tay được gắn cùng với phần thân và có rất nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với chiều dài cánh tay.
Bộ phận cánh tay bao gồm 14 lớp. Ba lớp đầu gần nhất với làn da là loại vải dệt được làm từ nylon và spandex có tác dụng làm mát và thông thoáng cho làn da. Chất liệu nylon có tác dụng duy trì áp lực, trong khi lớp vải dệt được làm từ polyethylene terephthalate (PET) sẽ giúp trì hình dạng cho bộ đồ.
Bộ phận cánh tay bao gồm 14 lớp.
Tiếp đến là một lớp vải bằng nylon khác, và được bao phủ lên bởi 7 lớp polyester hợp kim nhôm nhựa (Mylar) có tác dụng chống lại mảnh vụn thiên thạch và các mảnh vỡ nhỏ có thể đâm xuyên qua bộ đồ. Các lớp ngoài cùng còn lại được làm bằng vật liệu kết hợp giữa Gore-Tex, Kevlar và Nomex có khả năng chống nước, chống đạn và chống cháy.
Găng tay này có gắn kèm một danh sách kiểm tra công việc ngay trên cổ tay.
Kèm theo bộ phận cánh tay là găng tay. Phi hành gia có thể dễ dàng xoay chuyển cổ tay, đặc biệt bộ phận này cũng kiêm chức năng làm ấm ngón tay nếu cảm thấy bị lạnh tay khi ở ngoài không gian. Thú vị hơn, găng tay này có gắn kèm một danh sách kiểm tra công việc ngay trên cổ tay, nhờ đó phi hành gia có thể nắm được chi tiết những công việc cần hoàn thành ngay lập tức.
Phần thân dưới
Là bộ phận bảo vệ phần thân dưới của phi hành gia. Bộ phận này được kết nối với phân thân trên thông qua một giá đỡ, và người mặc có thể xoay và cử động một cách dễ dàng, thoải mái.
Bộ phận này được kết nối với phân thân trên thông qua một giá đỡ.
Một hệ thống vít được sử dụng tại điểm khớp nối giữa phần thân dưới và giày. Đặc biệt giày của phi hành gia sử dụng ngoài không gian gần như không có những đường rãnh nhỏ để tạo độ ma sát như thông thường.
Các phi hành gia đều được mặc một loại tã người lớn rất đặc biệt có tên Maximum Absorbency Garment (MAG).
Tất nhiên sẽ có nhiều sứ mệnh ngoài không gian kéo dài hàng giờ đồng hồ, điều này đặt ra mối lo nếu phi hành gia "mắc vệ sinh", mọi chuyện sẽ trở nên rất tồi tệ. Rất may, các phi hành gia đều được mặc một loại tã người lớn rất đặc biệt có tên Maximum Absorbency Garment (MAG). Đây là một loại vải có khả năng hấp thụ nước tiểu và phân cực kỳ tốt. Tuy vậy hiếm khi MAG được sử dụng ngoài không gian. Mục đích khi mặc MAG giúp đem lại sự an tâm cho các phi hành gia khi thực hiện các nhiệm vụ ở bên ngoài trạm vũ trụ.
Hệ thống hỗ trợ sự sống
Hệ thống các thiết bị hỗ trợ sự sống cho phi hành gia được gắn vào phía sau lưng. Hệ thống này bao gồm một bình hô hấp chứa chất Lithium hydroxide có tác dụng lọc CO2 trong không khí lúc phi hành gia hô hấp bằng cách tạo ra Li2CO3 (cacbonat liti) và nước, gần giống như bình thở của các thợ lặn dưới nước.
Hệ thống các thiết bị hỗ trợ sự sống cho phi hành gia được gắn vào phía sau lưng.
Tiếp tới là bình oxy, nguồn cấp dưỡng khí tinh khiết quan trọng nhất cho phi hành gia. Khí oxy sẽ luôn được thổi và truyền đi đều đặn thông qua một quạt gió chạy bằng pin. Một bình dưỡng khí như vậy có thể đủ cấp lượng oxy cho phi hành gia trong vòng 7 giờ liên tục và hơn nửa tiếng dự trữ trong trường hợp khẩn cấp.
Hệ thống này cung cấp nước làm mát giúp kiểm soát và cân bằng nhiệt độ, hấp thụ mồ hôi và ngặn chặn sự ngưng tụ. Đặc biệt hệ thống còn tích hợp chức năng cảnh báo phi hành gia trong trường hợp xảy ra trục trặc.
Một bộ đồ phi hành gia trông thật cồng kềnh và vướng víu nhưng nó là phương tiện bảo vệ sự sống khi ở ngoài không gian tính tới bây giờ con người có thể làm được.
Có thể bạn đã thấy trên TV hoặc ở đâu đó, một bộ đồ phi hành gia trông thật cồng kềnh và vướng víu. Mặc dù vậy, đó là toàn bộ những phương tiện bảo vệ sự sống khi ở ngoài không gian tính tới bây giờ con người có thể làm được. Tất nhiên trong tương lai, dưới bàn tay sáng chế tài hoa của con người, những bộ đồ có thể sẽ trở nên gọn nhẹ hơn, tiện lợi hơn cho phi hành gia.
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)