Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bộ GD-ĐT chỉ còn 2 Thứ trưởng

Tạp Chí Giáo Dục

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký quyết định về việc phân công công tác của Bộ trưởng, Thứ trưởng GD-ĐT. Theo đó, Bộ GD-ĐT chỉ còn 2 Thứ trưởng là Nguyễn Vinh Hiển và Phạm Vũ Luận.

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, bắt đầu từ 1/6/2009, Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long chính thức nghỉ hưu. Như vậy, Bộ GD-ĐT chỉ còn 2 Thứ trưởng. Theo đó, Thứ trưởng Phạm Vũ Luận trở thành Thứ trưởng thường trực.

Năm 2007, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, cuối năm đó thì 2 Thứ trưởng là Nguyễn Văn Vọng, Đặng Huỳnh Mai nghỉ hưu. Đến năm 2008, Bộ bổ nhiệm thêm Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thì cuối năm này Thứ trưởng Nguyễn Văn Nhung đến tuổi về hưu. Tiếp đến 1/6/2009, Thứ trưởng Bành Tiến Long nghỉ hưu. Như vậy, hiện nay Bộ chỉ còn 2 Thứ trưởng.

Bộ GD-ĐT cũng đã đề cử danh sách Thứ trưởng mới lên Chính phủ nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy duyệt, trong khi công việc của Bộ hiện nay quá nhiều – một cán bộ của Bộ này cho hay. 

Theo Quyết định phân công vừa được ký, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đảm nhận nhiệm vụ: Chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục; Tổ chức cán bộ; Kế hoạch – Tài chính ngành; Phụ trách địa bàn các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, 5 TP trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ; Hội đồng chức danh GS Nhà nước, Hội Cựu chiến binh Cơ quan Bộ; Tham gia giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của các Thứ trưởng khi được đề nghị hoặc thấy cần thiết.

Thứ trưởng Phạm Vũ Luận thay mặt Bộ trưởng giải quyết công việc chung của Bộ và giải quyết công việc do Bộ trưởng phụ trách khi Bộ trưởng không có điều kiện trực tiếp giải quyết hoặc các việc được Bộ trưởng uỷ quyền, phân công. Quản lý các vụ Giáo dục ĐH, THCN, Cục cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Cục đào tạo nước ngoài, Cục Công nghệ thông tin… Các Dự án, Đề án và các Hội. Phụ trách các tỉnh thuộc Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Còn lĩnh vực công tác của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển là Giáo dục mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học, Giáo dục thường xuyên, Giáo dục dân tộc, Phát triển ngành sư phạm, Công tác HSSV, Thanh tra, Giáo dục Quốc phòng, Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Các Dự án, Đề án và các Hội. Địa bàn các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Hồng Hạnh (Dan tri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)