Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức thi IELTS trở lại

Tạp Chí Giáo Dục

Tun qua, B GD-ĐT đã cp phép liên kết t chc thi cp chng ch tiếng Anh IELTS tr li đi vi Công ty TNHH Giáo dc IDP (Vit Nam) và IELTS Australia Pty Ltd (Australia), sau mt thi gian tm hoãn đ đơn v này b túc h sơ theo Thông tư s 11.


Sinh viên TP.HCM trong gi hc môn ngoi ng

Cùng với IELTS, chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill cũng vừa được Bộ GD-ĐT cấp phép tổ chức thi trở lại. Trước đó, IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh bị tạm dừng tổ chức thi trong quá trình Bộ GD-ĐT “xốc” lại khâu tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam. Chứng chỉ IELTS này liên quan đến chuẩn đầu ra của sinh viên hoặc yêu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

Những ngày qua, Bộ GD-ĐT liên tục đốc thúc các đơn vị hoàn tất hồ sơ để được phê duyệt tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ trở lại; trong đó ưu tiên tập trung xử lý, nhanh chóng phê duyệt đối với việc tổ chức thi IELTS, TOEFL.

Tm dng đ đưa vào quy c

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, thời gian qua hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ nói chung, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nói riêng của nước ngoài tại Việt Nam có xu hướng phát triển cả về quy mô, hình thức, ngôn ngữ. Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của người dự thi lấy chứng chỉ; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng xác định được năng lực ngoại ngữ của người lao động. Bên cạnh những mặt tích cực, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề bất cập; được triển khai tràn lan thời gian qua với rất nhiều loại chứng chỉ, nhiều ngôn ngữ mà không được kiểm soát về chất lượng. Việc liên kết tổ chức thi này chủ yếu tuân thủ quy định của đối tác nước ngoài mà chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện, tiêu chí liên kết tổ chức thi của Việt Nam dẫn đến một số tiêu cực như thi hộ, gian lận trong hồ sơ, giả mạo giấy tờ… Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho hay, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6-6-2018 của Chính phủ. Tuy nhiên, một số quy định tại nghị định này còn chưa cụ thể. Vì vậy, Nghị định số 86 đã giao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định cụ thể về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam. Nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT ngày 26-7-2022 quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Thông tư số 11 cụ thể hóa các yếu tố bảo đảm chất lượng theo quy định của Nghị định số 86. Để được tổ chức liên kết thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, các bên liên kết cần làm hồ sơ đề nghị Bộ GD-ĐT phê duyệt dựa trên quy định của Nghị định số 86 và Thông tư số 11. Trong quá trình tiếp nhận, Bộ GD-ĐT cho biết việc lập hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết của nhiều cơ sở tổ chức thi đến thời điểm này chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, chưa làm rõ các yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiêu chí liên kết hoặc tư cách pháp nhân của các bên. Thông tin thể hiện tại các đề án cũng không đủ hoặc không rõ ràng. Do đó, Bộ GD-ĐT chưa đủ căn cứ để phê duyệt. “Việc một số tổ chức, đơn vị thông báo dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là do các bên liên kết chưa làm hồ sơ hoặc chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ GD-ĐT phê duyệt theo quy định”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.

Để khắc phục việc nhiều cơ sở chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt dẫn đến tiến trình xử lý kéo dài khiến chưa thể tổ chức thi, ảnh hưởng tới kế hoạch của những người có nhu cầu, Bộ GD-ĐT tiếp tục có đề nghị các cơ sở khẩn trương hoàn thành hồ sơ theo quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ GD-ĐT sẽ ưu tiên tập trung xử lý, nhanh chóng phê duyệt cho các cơ sở tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là chứng chỉ IELTS, TOEFL.

Ngoài IELTS, có th thi ly chng ch khác

Thật ra, IELTS hay TOEFL cũng chỉ là một trong số các chứng chỉ tiếng Anh được các trường ĐH áp dụng cho chuẩn đầu ra; bên cạnh đó còn có các chứng chỉ khác như TOEIC hay chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (gọi tắt là VSTEP) để người học lựa chọn thi phục vụ xét công nhận tốt nghiệp. Chính vì vậy, ngoài IELTS, người học có thể thi lấy nhiều loại chứng chỉ quốc tế và nội địa khác như: TOEFL, TOEIC, VSTEP… Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, chuẩn đầu ra hiện yêu cầu sinh viên có chứng nhận ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam (minh chứng bằng chứng chỉ B1, thuộc hệ thống VSTEP do các đơn vị đã được Bộ GD-ĐT cấp phép cấp). Sinh viên cũng có thể chọn các chứng chỉ tương đương khác để thay thế như: TOEFL, IELTS, TOEIC… ThS. Phạm Thái Sơn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh nhà trường) chia sẻ, việc tạm dừng tổ chức thi cấp chứng IELTS thật ra không ảnh hưởng đến tiến độ tốt nghiệp của sinh viên năm nay vì cả hai đợt tốt nghiệp vào tháng 7 và đầu tháng 11 của trường đều đã hoàn tất. Chưa kể, chứng chỉ tiếng Anh VSTEP đã được trường sử dụng và đã trở thành lựa chọn của sinh viên nhiều năm nay. Trong điều kiện không thể thi hai chứng chỉ trên, sinh viên có thể thi lấy chứng chỉ VSTEP hoặc TOEIC để đáp ứng chuẩn đầu ra.

Trong khi đó, đại diện Trường ĐH Sài Gòn, một đơn vị hiện đang đào tạo khối sinh viên sư phạm lẫn ngoài sư phạm, cũng cho hay việc tạm dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ IELTS không ảnh hưởng đến tiến độ tốt nghiệp của sinh viên năm nay. Bởi 4 đợt xét tốt nghiệp của trường năm nay đến thời điểm này đều đã hoàn tất. Ngoài ra, tại trường, việc áp dụng chuẩn đầu ra với chứng chỉ tiếng Anh VSTEP đã được thực hiện từ rất lâu, cùng với những chứng chỉ quốc tế khác như TOEFL, IELTS, TOEIC. “Đối với khóa tốt nghiệp năm tới, sinh viên có thể dự thi IELTS sau khi chứng chỉ này được cấp phép tổ chức thi trở lại hoặc hằng tháng có thể tham gia thi lấy chứng chỉ VSTEP ngay tại trường”, vị đại diện Trường ĐH Sài Gòn nói.

Riêng những trường ĐH chưa áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh với chứng chỉ VSTEP thì dịp này cũng bắt đầu đưa chứng chỉ này vào. TS. Nguyễn Trung Nhân (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) thông tin, năm nay trường cũng sử dụng chứng chỉ VSTEP trong xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên, bên cạnh các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác như thông lệ. Điều này cũng phù hợp vì vào năm 2021, trường đã được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ VSTEP.

ĐH Quốc gia TP.HCM cũng vừa chính thức quyết định sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên, bên cạnh các chứng chỉ khác đã áp dụng. Theo đó, ĐH này giao các đơn vị thành viên chủ động xem xét và công nhận chứng chỉ tiếng Anh VSTEP. Hiện nay, trong khối ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị được Bộ GD-ĐT cấp phép tổ chức thi cấp chứng chỉ VSTEP bậc 3-5. Theo kế hoạch, trường duy trì tổ chức kỳ thi vào mỗi tháng.

Được biết, đến nay cả nước có 25 trường ĐH, học viện được Bộ GD-ĐT cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Vit Ngân

Bình luận (0)