Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT có nên soạn sách giáo khoa riêng?

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, dư lun cc chú ý đến vic B GD-ĐT có nên son thêm b sách giáo khoa riêng ca mình đ đưa vào s dng, nht là khi mt s đi biu Quc hi đ xut ti lui vn đ này. Ý kiến sau đây ca chúng tôi không nghiêng hn v phía nào, ch xin đưa ra cái nhìn t nhiu góc đ, vi nhng kiến ngh nho nh


Theo tác gi, trưc khi B GD-ĐT nghĩ đến vic có b sách giáo khoa riêng cho mình cn tăng cưng vai trò kim đnh, đánh giá cht lưng sách giáo khoa, đánh giá hiu qu s dng sách (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Vì sao B GD-ĐT cn có sách giáo khoa riêng?

Trước đây, khi đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa được Quốc hội đồng tình thông qua, đa số các ý kiến nhất trí vai trò của Bộ GD-ĐT trong việc soạn chương trình và đứng ra tổ chức việc biên soạn sách giáo khoa. Nhiều ý kiến cũng cho rằng nếu Bộ GD-ĐT tham gia viết sách giáo khoa thì sẽ không hợp lý, không công bằng. Các lý do để Bộ GD-ĐT có sách giáo khoa riêng theo ý kiến chúng tôi khi đó là: Một, có được tính chủ động của dự án. Bởi vì Bộ GD-ĐT không thể nắm trước được tình hình đăng ký biên soạn của các cá nhân và tổ chức xã hội sẽ như thế nào. Trong khi đó về lộ trình thời gian thực hiện thì vẫn phải đảm bảo. Hai, có được cơ sở để phản biện, đối sánh với các bộ sách giáo khoa khác, thước đo chất lượng để đánh giá các bộ sách giáo khoa khác. Sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT là bộ sách chuẩn toàn quốc, xem như là cơ sở để các trường học, các giáo viên lựa chọn đầu tiên. Sau đó, tùy theo đặc trưng riêng từng trường, từng vùng mà lựa chọn các bộ sách giáo khoa khác. Như thế, khi đưa vào giảng dạy, tình hình trên toàn quốc sẽ phân ra hai tuyến: tuyến các trường sử dụng sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT và tuyến các trường sử dụng các bộ sách giáo khoa khác. Đến khi đánh giá kết quả, nó còn cho chúng ta có cơ sở để so sánh, đối chiếu việc sử dụng hiệu quả bộ sách giáo khoa nào. Giúp chúng ta có cơ sở để kiểm định lại, quyết định có nên đưa các bộ sách ngoài sách của Bộ GD-ĐT vào sử dụng cho các năm tiếp theo hay không? Ba, cho thấy trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Theo đó, Bộ GD-ĐT không chỉ hô hào, kêu gọi mà chính Bộ GD-ĐT cũng phải đổ mồ hôi thực hiện. Như thế Bộ GD-ĐT không bị mang tiếng là “đổi mới nửa vời”, “mang con bỏ chợ” khi chỉ đảm nhận vai trò biên soạn chương trình xong rồi để đó. Bốn, tận dụng được lợi thế về đội ngũ biên soạn. Trên cơ sở của đội ngũ tập thể được Chính phủ quyết định thành lập (gồm những nhà giáo dục có chuyên môn, được lựa chọn), thay vì chỉ dừng lại sau khi soạn xong chương trình, thì chính đội ngũ này là lực lượng nòng cốt cho biên soạn sách giáo khoa tiếp theo. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng không có vai trò của Bộ GD-ĐT, của Chính phủ khó có thể tập hợp được một đội ngũ thật tốt, đủ độ tin cậy. Và ai dám chắc rằng khi ấy có bao nhiêu tổ chức, bao nhiêu cá nhân đủ khả năng để đảm đương công việc vô cùng khó khăn này. Bài học về sự hợp nhất sách giáo khoa năm 2000 vẫn còn đó. Trước đó hai miền (phía Bắc, phía Nam) có hai bộ sách giáo khoa riêng và khi phân tích ra đã thấy quá nhiều bất cập nên phải hợp nhất lại. Nhiều ý kiến khi ấy cho rằng, nếu Bộ GD-ĐT tham gia biên soạn sách giáo khoa sẽ tạo ra sự e dè, ngại ngần của các cá nhân và tổ chức muốn tham gia biên soạn. Suy nghĩ như thế là không công bằng với Bộ GD-ĐT. Vì Bộ GD-ĐT cũng là một tổ chức, cũng có quyền tham gia viết. Và nếu sợ không đủ sức để “đọ” với chất lượng sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT thì có nghĩa là đã ngầm đánh giá rằng Bộ GD-ĐT có thể có sách giáo khoa chất lượng rồi. Đây là một lý do chính đáng nữa để Bộ GD-ĐT cần có sách giáo khoa riêng cho mình.

Quan trọng là cách làm. Nếu thấy có những điểm bất hợp lý thì điều chỉnh cho hợp lý. Chẳng hạn, khi đánh giá, chỉ xem chương trình mới là cơ sở chính chứ không phải sử dụng sách giáo khoa nào. Không áp đặt địa phương phải sử dụng sách giáo khoa này, sách giáo khoa khác theo suy nghĩ “con ruột”, “con ghẻ”. Mọi bộ sách đều phải được thẩm định như nhau, lúc này phải coi việc thẩm định là khâu quan trọng nhất. Bình đẳng về tài chính, giá cả, xuất bản. Nhiều giáo viên cho rằng, có sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT, họ còn có người để “nắm tóc”; nếu Bộ GD-ĐT không có sách, liệu rồi họ biết “có kẻ trọc đầu” nào không để nắm!

B GD-ĐT cn tăng cưng vai trò giám sát trưc khi có sách giáo khoa riêng

Tranh luận của các đại biểu Quốc hội mới đây cho thấy câu hỏi Bộ GD-ĐT có nên có một bộ sách giáo khoa riêng cho mình vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Trước hai luồng ý kiến nên và không, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có thái độ thận trọng khi phát biểu rằng ưu tiêu hàng đầu trước mắt là việc thẩm định chất lượng sách giáo khoa các lớp 5, 9 và 12 để chuẩn bị cho năm học mới. “Còn vấn đề được giao thì chúng tôi sẽ có nghiên cứu đề xuất và cố gắng trong một, hai năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất sẽ có đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội sau”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Thái độ dè chừng trên của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là rất cần thiết. Vì lẽ nếu Bộ GD-ĐT có soạn sách giáo khoa riêng cho mình thì những bộ sách đang lưu hành sử dụng là cơ sở tư liệu đáng quý để Bộ GD-ĐT rút được kinh nghiệm, thấy được điểm được và chưa. Điều này là một thực tế, theo nhận xét của đa số giáo viên, các bộ sách giáo khoa  hiện hành còn một số điểm bất cập, còn “sạn”. Cảm giác như các nhóm biên soạn trong một tâm lý “hơi vội”. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT tăng cường vai trò kiểm định các bộ sách hiện hành là rất cần thiết trước khi nghĩ đến việc có một bộ sách riêng, để điều chỉnh kịp thời chất lượng và không để lãng phí bộ sách nào.

Việc Bộ GD-ĐT có thêm một bộ sách thực sự không phải để giải quyết vấn đề khan hiếm sách, mà vấn đề ở đây là giá sách. Nên thêm một bộ sách giáo khoa để cạnh tranh giá bán e là chưa thuyết phục cho lắm. Vì vậy, thay vì Bộ GD-ĐT phải bỏ nguồn lực và tài chính ra để làm sách, hãy nghĩ đến việc kiểm soát giá bán trước đã. Nếu Bộ GD-ĐT có một bộ sách giáo khoa riêng liệu có dẫn đến cảnh Bộ GD-ĐT “vừa đá bóng, vừa thổi còi”? Vì trong khi đang làm vai trò kiểm định chất lượng, tổ chức kiểm tra đánh giá (như kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức, ra đề thi) thì Bộ GD-ĐT lại có sách riêng. Khi đó khó tránh khỏi việc đa số các trường sẽ chọn sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT để học. Và cuộc cạnh tranh lựa chọn sách, theo chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, liệu có đi đến viễn cảnh bất công bằng.

Vì vậy, theo chúng tôi, trước khi Bộ GD-ĐT nghĩ đến việc có bộ sách giáo khoa riêng cho mình cần tăng cường vai trò kiểm định, đánh giá chất lượng sách giáo khoa, đánh giá hiệu quả sử dụng sách. Bộ GD-ĐT cần thu nhận ý kiến của giáo viên, nhà trường, địa phương về sách giáo khoa sau vài năm giảng dạy. Và cần thiết trước mắt nữa là cần thay đổi một số cơ chế quản lý như hiện nay.

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)