Cô giáo cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa ký ban hành dự thảo chương trình giáo dục mầm non (GDMN) làm căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc GD trẻ trong các trường MN. Chương trình GDMN chia làm 2 giai đoạn: nhà trẻ và mẫu giáo. Giai đoạn nhà trẻ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em từ ba tháng đến ba tuổi; giai đoạn mẫu giáo thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi. Theo đó, chương trình GDMN nhằm hình thành và phát triển ở trẻ emnhững chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi dựa trên 3 quan điểm: hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ; tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục; đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền và các đối tượng trẻ. Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ. GD nhà trẻphải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý…
Có 5 nhóm phương pháp giáo dục chủ yếu, mỗi nhóm phương pháp có ưu thế riêng để giáo viên lựa chọn và phối hợp hợp lý các phương pháp. Các nhóm phương pháp gồm: nhóm tác động bằng tình cảm (dùng cử chỉ vỗ về, vuốt ve gần gũi cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh); Nhóm trực quan – minh họa (dùng phương tiện trực quan như vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh, hành động mẫu như lời nói và cử chỉ cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan…); Nhóm thực hành (thao tác với đồ vật, đồ chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên như sờ mó, cầm nắm, lắc, mở đóng, xếp cạnh nhau, xếp chồng lên nhau) để tiếp nhận thông tin, nhận thức và hình thành các hành vi, kỹ năng); Nhóm dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích: sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và giao tiếp với người xung quanh.
Đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ chủ yếu dùng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp là chính.
T.D
Bình luận (0)