Theo đó, nội dung công việc để triển khai công tác Lập đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo được thực hiện theo 6 bước, cụ thể:
Xây dựng nội dung chính sách; Đánh giá tác động của chính sách; Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Luật; Xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật; Thẩm định đề nghị xây dựng Luật; Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng Luật.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2016 đến 31/12/2016.
Kinh phí lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ, huy động khác theo quy định của pháp luật.
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Cục NGCB): Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tiến hành xây dựng Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan đến đề nghị xây dựng Luật nhà giáo;
Nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng Luật xây dựng dự thảo đề cương Luật nhà giáo; tổ chức lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Luật nhà giáo; xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật; hoàn thiện hồ sơ gửi sang Bộ Tư pháp để tổ chức thẩm định; hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ xem xét, thông qua;
Sau khi có Nghị quyết thông qua của Chính phủ, phải chỉnh lý, hoàn thiện lại hồ sơ gửi sang Bộ Tư pháp trước ngày 31/12/2016;
Phối hợp với Vụ Kế hoạch-Tài chính trong việc lập dự toán chi tiết về kinh phí để triển khai lập đề nghị xây dựng luật theo quy định hiện hành;
Chủ động đề xuất và tổ chức triển khai các nội dung cần thiết để chuẩn bị xây dựng luật.
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Viện KHGDVN): Chủ trì, phối hợp với Cục NGCB và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tiến hành nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thông tin tư liệu về Luật Nhà giáo và điều ước quốc tế liên quan đến Nhà giáo trong Luật giáo dục của một số nước trên thế giới; đánh giá tác động của chính sách; Phối hợp với Cục NGCB thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của các hoạt động trong Kế hoạch.
Vụ Kế hoạch-Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Văn phòng, Cục NGCB bố trí kinh phí trong việc triển khai lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo.
Vụ Pháp chế: Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, hướng dẫn lập đề nghị xây dựng luật thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định; báo cáo và đề xuất lãnh đạo Bộ các giải pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng và tiến độ;
Tổ chức làm việc với Vụ Các vấn đề chung xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) và Vụ Khoa giáo – Văn xã (Văn phòng Chính phủ) trước khi xây dựng hồ sơ; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật nhà giáo trước khi gửi Bộ tư pháp thẩm định và trước khi trình Chính phủ thông qua.
Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì trong quá trình triển khai lập đề nghị xây dựng luật”.
Theo Bộ GD&ĐT/ GD&TĐ
Bình luận (0)