Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT giải thích vì sao “học sinh không chọn học nghề”?

Tạp Chí Giáo Dục

C tri cho rng không phi gia đình nào cũng có đ điu kin đ cho hc sinh hc ĐH vì hc phí cao. Trong khi đó, các trưng dy ngh hc phí thp nhưng các em li không la chn. Do vy, B GD-ĐT cn đnh hưng ngh nghip cho hc sinh.


C
 tri cho rng nhiu hc sinh không chu hc ngh

Đây là một trong hàng loạt vấn đề về giáo dục được cử tri tiếp tục quan tâm đề cập những ngày qua và Bộ GD-ĐT đã có những thông tin phản hồi.

Công tác giáo dc hưng nghip đã đưc quan tâm

Bộ GD-ĐT cho biết, những năm qua đã rất quan tâm đến công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học. Bộ GD-ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định 522/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thiết kế theo 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản 9 năm (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hiện Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 522 song hành với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như: Giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; định hướng phân luồng học sinh ngay từ cuối giai đoạn giáo dục cơ bản (kết thúc THCS) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT).

Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hóa, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng; tiếp tục nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông thông qua việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tư vấn làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học.

Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục triển khai nghiêm túc Đề án 522; tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của học sinh, phụ huynh trong việc hướng nghiệp, phân luồng. Đồng thời phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp theo Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Du hc sinh li nưc ngoài ch yếu t túc hoc hc bng khác

Phản ánh khác của cử tri cũng đề cập giải pháp thu hồi kinh phí Nhà nước đầu tư cho du học sinh không về nước, do có tình trạng các du học sinh Việt Nam (được hưởng học bổng từ ngân sách Nhà nước đi du học ở nước ngoài để phục vụ cho đất nước) sau khi tốt nghiệp đã ở lại nước ngoài sinh sống và làm việc.

Bộ GD-ĐT cho rằng, việc cử người đi học ở nước ngoài có sử dụng ngân sách Nhà nước là thực hiện đúng chủ trương đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho đất nước theo Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thời gian qua, Bộ GD-ĐT được giao nhiệm vụ triển khai một số đề án, chương trình học bổng Hiệp định theo thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với các nước, cử người đi học ở nước ngoài. Thông qua đó, các cơ quan, cơ sở giáo dục ĐH tăng tỷ lệ giảng viên, cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo chuẩn quốc tế; chủ động giúp nhà trường cải thiện chất lượng đào tạo. Nhiều cơ quan, tổ chức được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Công tác tuyển sinh, cử đi học và quản lý du học sinh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2021/NĐ-CP. Du học sinh sau khi tốt nghiệp được trả về cơ quan công tác (đối với trường hợp có cơ quan công tác) và có trách nhiệm đóng góp cho đơn vị cử đi theo quy định. Đối với trường hợp không có cơ quan công tác, một số sẽ xin tiếp tục ở lại nước ngoài học lên trình độ cao hơn, một số về nước sẽ được Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực của Bộ GD-ĐT giới thiệu việc làm hoặc giới thiệu về các cơ quan, địa phương, trường ĐH đã cử du học sinh đi học có nhu cầu tuyển dụng.

Trường hợp du học sinh không hoàn thành khóa học, không thực hiện quy định của người được hưởng học bổng ngân sách Nhà nước phải thực hiện xét bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định hiện hành. Chính phủ đã ban hành các nghị định 101; 143; 86 quy định xử lý bồi hoàn chi phí đào tạo đối với du học sinh đi học ở nước ngoài có sử dụng ngân sách Nhà nước. Đối với du học sinh có cơ quan công tác thuộc diện bồi hoàn chi phí đào tạo thì cơ quan quản lý trực tiếp của du học sinh thực hiện xử lý và thu hồi chi phí. Đối với du học sinh không có cơ quan công tác thì cơ quan Nhà nước cấp học bổng cho du học sinh thực hiện thu hồi chi phí.

Theo bộ, du học sinh được học bổng ngân sách Nhà nước do Bộ GD-ĐT quản lý về cơ bản học xong về nước. Một số không hoàn thành khóa học hoặc đã tốt nghiệp nhưng xin thôi việc hoặc chuyển cơ quan công tác. Còn du học sinh ở lại nước ngoài chủ yếu là du học sinh học bổng khác và tự túc. Du học sinh học bổng khác và tự túc chiếm khoảng 97% trong tổng số khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tại nước ngoài theo thống kê năm học 2019-2020.

Trong danh sách du học sinh phải bồi hoàn hiện nay, tỷ lệ thu hồi chi phí đào tạo đạt khoảng 40% do có du học sinh không có khả năng hoàn trả hoặc xin hoàn trả dần. Đối với trường hợp chưa thu hồi được chi phí, Bộ GD-ĐT thường xuyên có văn bản nhắc nhở cơ quan quản lý trực tiếp của du học sinh, phối hợp các cơ quan có liên quan, Đại sứ quán Việt Nam nước sở tại, địa phương nơi du học sinh cư trú, cung cấp thông tin cho Cục A03 – Bộ Công an để yêu cầu du học sinh bồi hoàn.

Bộ GD-ĐT cũng đề xuất một số giải pháp thu hồi chi phí đào tạo đối với du học sinh học bổng ngân sách Nhà nước như: Kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định về bồi hoàn chi phí đào tạo tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, cụ thể bổ sung quy định cho phép du học sinh hoàn trả chi phí theo nhiều đợt phù hợp hoàn cảnh của cán bộ, công chức, viên chức và đồng thời bổ sung thêm chế tài xử phạt đối với trường hợp không chấp hành quyết định bồi hoàn chi phí đào tạo.

Ngoài ra, cần có giải pháp thu hút du học sinh về nước công tác. Theo đó cần triển khai các cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương về trọng dụng, đãi ngộ đối với trí thức trẻ nói chung và đội ngũ du học nói riêng; cải thiện môi trường nghiên cứu, làm việc trong nước theo hướng hiện đại, công bằng; bố trí nguồn kinh phí thỏa đáng để thực hiện các chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài như trả lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện làm việc, xây dựng quy định hỗ trợ tài năng, khen thưởng…

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)