Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT giải thích việc lịch sử thành môn tự chọn ở bậc THPT

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

B GD-ĐT cho rng, s sp xếp các môn giáo dc lch s trong chương trình giáo dc ph thông 2018, đưc phân chia giai đon giáo dc cơ bn 9 năm và giai đon đnh hưng ngh nghip 3 năm, là phù hp vi xu hưng giáo dc quc tế, có căn c khoa hc, phù hp vi các mc tiêu ln ca giáo dc quc gia.


Trong chương trình giáo dc ph thông mi,  bc THPT, lch s là môn hc t chn

Trước một số ý kiến xung quanh vấn đề môn lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT đã thông tin về vấn đề này.

Bt buc hc s t lp 1 đến lp 9

Bộ GD-ĐT cho biết đã tổ chức xây dựng, ban hành chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng đã quán triệt đầy đủ các quy định tại Nghị quyết 29, Nghị quyết 88, Quyết định 404; trong đó mỗi môn học có chức năng, nhiệm vụ, vai trò và vị trí khác nhau; cùng góp phần giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện có đủ tài, đức, có ích cho xã hội.

Theo đó, các môn giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản 9 năm và giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm.

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), giáo dục lịch sử là nội dung bắt buộc. Cụ thể, ở cấp tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 3, nội dung giáo dục lịch sử được thực hiện trong các môn học tự nhiên và xã hội với tổng thời lượng cho cả 3 năm học là 210 tiết (so với với chương trình giáo dục phổ thông 2006 chỉ có 140 tiết).

Ở lớp 4 và lớp 5, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn lịch sử và địa lý, là môn học bắt buộc với tổng số 140 tiết. Chương trình môn lịch sử và địa lý không thay đổi về thời lượng so với chương trình giáo dục phổ thông 2006 tuy nhiên được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lý và không gian xã hội; từ địa lý, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lý, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực và thế giới, giúp học sinh làm quen với một số nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

Ở cấp học THCS, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn lịch sử và địa lý; là môn học bắt buộc ở tất cả các lớp từ lớp 6 đến lớp 9 với tổng số 420 tiết; trong đó 50% thời lượng dành cho phân môn lịch sử. Nội dung chương trình phân môn lịch sử cấp THCS trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Nếu tính riêng phân môn lịch sử thì chương trình không thay đổi về thời lượng so với chương trình giáo dục phổ thông 2006. Tuy nhiên, nội dung giáo dục lịch sử, ngoài việc được thực hiện trong phân môn lịch sử còn được tích hợp một cách phù hợp trong các bài học thuộc phân môn địa lý trong cùng môn lịch sử và địa lý; bảo đảm liên thông với chương trình môn lịch sử và địa lý cấp tiểu học và cấp THPT; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.

Bên cạnh đó, nội dung giáo dục lịch sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản còn được thực hiện trong môn đạo đức (cấp tiểu học), môn giáo dục công dân (cấp THCS), nội dung giáo dục của địa phương với thời lượng 35 tiết cho mỗi lớp từ lớp 1 đến lớp 9. Trong đó, lịch sử của các địa phương tiếp tục được đưa vào dạy học bắt buộc ở tất cả các lớp, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc Việt Nam.

Với cách thiết kế chương trình như trên, ở giai đoạn giáo dục cơ bản, trong toàn cấp tiểu học và THCS, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, cơ bản và toàn diện.

Lch s đưc t chn, dy tt c trưng THPT

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), lịch sử được bố trí là một môn học trong tổ hợp khoa học xã hội. Ở giai đoạn này học sinh bắt buộc phải học 5 môn học lựa chọn trong 3 nhóm môn học: Nhóm khoa học xã hội (gồm 3 môn học: Lịch sử, địa lý, kinh tế và pháp luật); nhóm khoa học tự nhiên (vật lý, hoá học, sinh học); nhóm công nghệ và nghệ thuật (tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật); trong đó mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn học.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định: “Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường”.

Như vậy, môn lịch sử được dạy ở tất cả các trường THPT, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên lịch sử hiện có. Chương trình môn lịch sử cấp THPT (với tổng thời lượng 315 tiết, so với chương trình giáo dục phổ thông 2006 chỉ có 140 tiết) hệ thống hóa, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản; đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.

Cũng như ở giai đoạn giáo dục cơ bản, ở cấp THPT, nội dung giáo dục lịch sử cũng được đưa vào nội dung giáo dục của địa phương, với thời lượng 35 tiết cho mỗi lớp từ lớp 10 đến lớp 12. Đồng thời, môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/năm học, trong đó giáo dục cho học sinh về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

B GD-ĐT s tiếp tc tăng cưng tuyên truyn đ giáo viên, cán b qun lý giáo dc và xã hi hiu sâu hơn v chương trình giáo dc ph thông 2018, nhn thc đúng, sâu sc hơn v ni dung giáo dc lch s trong chương trình; trên cơ s đó t chc trin khai hiu qu, thc hin tt yêu cu đi mi v ni dung, phương pháp và hình thc giáo dc lch s bo đm đt đưc mc tiêu ca chương trình.

Trong quá trình t chc thc hin, B GĐ-ĐT tiếp tc lng nghe ý kiến ca các tng lp nhân dân, kp thi tháo g khó khăn, vưng mc đ thc hin tt yêu cu to đt phá trong đi mi căn bn, toàn din giáo dc – đào to…

Với cách tổ chức biên soạn, kết cấu các môn học, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lịch sử thì ngoài tổng giờ học nội dung giáo dục lịch sử trong các môn được gia tăng, nội dung giáo dục lịch sử còn được tích hợp, lồng ghép trong các môn học khác một cách phong phú, thực tiễn, đa dạng và toàn diện hơn. Học sinh học theo chương trình mới được học nhiều hơn và sâu hơn theo phương pháp mới.

Bộ cho rằng, sự sắp xếp các môn giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 (được phân chia giai đoạn giáo dục cơ bản 9 năm và giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm) là phù hợp với xu hướng giáo dục quốc tế, có căn cứ khoa học và phù hợp với các mục tiêu lớn của giáo dục quốc gia. Năm 2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THPT, trong tình hình còn nhiều khó khăn về các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện khác, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục để có những biện pháp định hướng hỗ trợ học sinh chọn các tổ hợp môn học hợp lý, phù hợp với các điều kiện thực tiễn, phát huy hết được nhóm nhân lực nhà giáo dạy học môn lịch sử.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)