Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bộ GD-ĐT hướng dẫn dạy học qua internet, truyền hình

Tạp Chí Giáo Dục

Vi c hai hình thc dy hc qua internet và trên truyn hình, khi hc sinh đi hc tr li, giáo viên có trách nhim kim tra, đánh giá mc đ nm vng kiến thc ca các em t đó, t chc ôn tp, b sung, cng c kiến thc trưc khi dy nhng bài tiếp theo.

Giáo viên Đng Nai ôn tp kiến thc môn toán lp 4 cho hc sinh qua kênh truyn hình

Đây là một trong những nội dung yêu cầu trong Hướng dẫn dạy học qua internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm học 2019-2020 do Bộ GD-ĐT mới ban hành nhằm đảm bảo chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì dịch Covid-19.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có 14 kênh truyền hình đang phát sóng các bài giảng giáo dục phổ thông; 92/240 trường ĐH đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến; kho bài giảng e-Learning của Bộ GD-ĐT với 5.000 bài giảng giáo dục phổ thông đang được khai thác, sử dụng miễn phí.

Nhiu yêu cu v h tng k thut, hc liu…

Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT hướng tới 4 mục tiêu, cụ thể, giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống dịch Covid-19; phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình của giáo viên; tăng mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Hướng dẫn này quy định rõ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bài học và học liệu, việc tổ chức hoạt động dạy học. Đối tượng tham gia vào hoạt động này và có liên quan như cơ sở giáo dục, giáo viên, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, học sinh, phụ huynh, sở/phòng GD-ĐT đều được phân vai, phân nhiệm rõ ràng.

Theo đó, để tổ chức dạy học trên internet, cơ sở giáo dục cần xây dựng kế hoạch dạy học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng các bài học, học liệu để tổ chức dạy học theo kế hoạch của nhà trường; góp ý nội dung bài học và học liệu được tổ chức dạy học qua internet. Giáo viên khi dạy học trên internet cho học sinh cần tổ chức các hoạt động như: Trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên.

Ngoài yêu cầu phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học theo hình thức này, cơ sở giáo dục còn có trách nhiệm phối hợp với gia đình trong việc tổ chức thực hiện.

Đối với dạy học trên truyền hình, ngoài xây dựng kế hoạch dạy học chung cho nhà trường, cơ sở giáo dục cần thông báo thời khóa biểu theo lịch phát sóng các bài học cho giáo viên, học sinh, phụ huynh để phối hợp tổ chức cho các em học tập. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, giám sát, đánh giá, công nhận kết quả học tập của học sinh trong việc tổ chức dạy học theo hình thức này.

Các giáo viên ngoài xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn học sinh học các bài được phát trên truyền hình, cần gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho các em theo những bài học trước khi được phát trên truyền hình. Quá trình học sinh học trên truyền hình, giáo viên phối hợp với gia đình để hướng dẫn, giám sát các em nhằm đảm bảo chất lượng.

Học sinh tham gia học tập qua internet, trên truyền hình cần thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao, nộp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập để thầy cô nhận xét, đánh giá.

Ch đánh giá đnh k khi hc sinh tr li trưng

Trong quá trình tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua internet và sử dụng các hình thức phù hợp để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trên truyền hình.

Min cưc phí dy – hc t xa trong thi đim dch Covid-19

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành thông tin truyền thông cam kết hỗ trợ phát sóng miễn phí các bài giảng đã được Bộ GD-ĐT thẩm định lên truyền hình; miễn toàn bộ cước phí truy cập dữ liệu cho học sinh, sinh viên và giáo viên liên quan đến các chương trình học từ xa. Bên cạnh đó, miễn phí sử dụng giải pháp phục vụ đào tạo và quản lý giáo dục cho 43.000 trường học… Các doanh nghiệp viễn thông, mạng xã hội Việt Nam hỗ trợ nhắn tin đến học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh về các thông báo quan trọng của Bộ GD-ĐT.

Giá trị của gói hỗ trợ này lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi tháng. Đây là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp viễn thông, CNTT Việt Nam cho ngành giáo dục; tiếp theo sẽ là những nền tảng, ứng dụng khác.

Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GD-ĐT cũng sẽ hợp tác chặt chẽ để đưa ra các tiêu chuẩn về dạy học từ xa, công nghệ thông tin, an toàn thông tin nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục từ xa… Đảm bảo không có tình trạng độc quyền hoặc vi phạm các quy định pháp luật về bảo mật dữ liệu cá nhân.

“Kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên này được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GD-ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, THCS, THPT” – hướng dẫn nêu rõ. Cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua internet, trên truyền hình, bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.

Khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình; thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT. Đồng thời đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức.

Bài, ảnh: Mê Tâm

 

Bình luận (0)