Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về dự thảo chiến lược giáo dục 2009 – 2020

Tạp Chí Giáo Dục

(GD TP.HCM): – Dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, Bộ GD-ĐT đã tổ chức buổi gặp mặt các tổng biên tập, phó tổng biên tập hơn 20 đơn vị báo đài trong cả nước (Tổng biên tập báo Giáo Dục TP.HCM được mời dự buổi họp mặt này) để Bộ GD-ĐT báo cáo về hiện trạng nền giáo dục và chiến lược giáo dục giai đoạn 2009-2020. Trước đó, tại hội nghị đánh giá hoạt động các dự án (DA) giáo dục của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tổ chức vừa qua, Viện trưởng Viện KHGDVN Nguyễn Hữu Châu cho biết để có được bản chiến lược này, Bộ GD-ĐT đã phải đánh giá 5 năm thực hiện luật GD 2005 – 2010. Trong dự thảo chiến lược lần thứ 13 (bản dự thảo mới nhất), Bộ GD-ĐT đưa ra 3 mục tiêu cục thể: Thứ nhất đó là quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Đây là mục tiêu theo ông Châu là rất tham vọng nhưng thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ và Bộ GD-ĐT. Mục tiêu này chỉ rõ phổ cập 1 năm đối với trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi 9 năm ở tất cả các tỉnh thành phố vào năm 2020; Năm 2020: 80% dân số trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT; ít nhất 5 ĐH VN thuộc top 100 ĐH đầu của ASEAN và ít nhất có 2 ĐH vào top 200 ĐH thế giới vào năm 2020 và cũng đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 450 sinh viên/vạn dân. Mục tiêu thứ hai là Chất lượng vào hiệu quả: được nâng cao hơn để tiếp cận với quốc tế: mầm non phương pháp dạy học phải được đổi mới quyết liệt. Trẻ 5 tuổi ở vùng núi, dân tộc được chuẩn bị tốt về tiếng Việt. GDPT đẩy mạnh không chỉ dạy chữ mà đẩy mạnh giáo dục năng lực làm người toàn diện. Đặc biệt là học sinh phổ thông có năng lực sử dụng tin học và ngoại ngữ. Việt Nam phấn đấu 95% học sinh tốt nghiệp được cơ quan tuyển dụng đánh giá đáp ứng nhu cầu công việc (2020); 5% SV tốt nghiệp ĐH VN tốt nghiệp phấn đấu đạt loại giỏi của các trường ĐH hàng đầu ASEAN. Mục tiêu thứ 3 là các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.
Nghiêm Huê

Bình luận (0)