Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT lý giải về những điểm mới trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh từ 2025

Tạp Chí Giáo Dục

D tho thông tư quy đnh v xác đnh ch tiêu tuyn sinh giáo dc ĐH và ch tiêu tuyn sinh CĐ ngành giáo dc mm non đang đưc B GD-ĐT ly ý kiến; áp dng cho vic xác đnh và thc hin ch tiêu tuyn sinh t năm 2025 tr đi vi rt nhiu đim mi. Tun qua, PGS.TS Nguyn Anh Dũng (Phó V trưng V Giáo dc ĐH – B GD-ĐT) đã lý gii v mt s đim mi ni bt ti d tho thông tư này.

Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường ĐH tại TP.HCM

Thông tư được xây dựng nhằm khắc phục một số vấn đề bất cập còn tồn tại trong thực tiễn, nâng cao chất lượng tuyển sinh – đào tạo gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng theo từng ngành, nhóm ngành tại trụ sở chính và từng phân hiệu của cơ sở đào tạo.

Đồng thời, tăng cường tính minh bạch, công khai những điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục ĐH (Hemis). Dữ liệu của hệ thống này được sử dụng chung cho nhiều mục đích từ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh và đào tạo, chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, kiểm định chất lượng…

Xác đnh ch tiêu riêng đến tng phân hiu, tr s đào to chính

Bộ GD-ĐT cho biết, quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non đã được ban hành tại Thông tư số 03 ngày 18-1-2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và mới được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10 ngày 28-4-2023.

Tuy nhiên, ngày 5-2-2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 01 về chuẩn cơ sở giáo dục ĐH (có hiệu lực từ 22-3-2024), trong đó có quy định các tiêu chuẩn, tiêu chí về điều kiện đảm bảo chất lượng liên quan đến việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Vì vậy, việc ban hành thông tư thay thế Thông tư số 03 là cần thiết để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và đảm bảo việc quản lý, tổ chức tuyển sinh của cơ sở đào tạo được đồng bộ, hiệu quả.

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – Bộ GD-ĐT), để nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo, dự thảo thông tư yêu cầu các cơ sở đào tạo phải xác định chỉ tiêu riêng đến từng phân hiệu và trụ sở đào tạo chính. Thông tư hiện hành chưa quy định bắt buộc điều này.

Dự kiến không còn hạn chế tăng chỉ tiêu tuyển sinh với các ngành nghệ thuật, nông – lâm khi chỉ tuyển được thấp hơn 70%. Ảnh sinh viên nhóm ngành nghệ thuật tại TP.HCM biểu diễn trong một sự kiện nghệ thuật

Dự thảo cũng đã điều chỉnh quy định về các tiêu chí xác định chỉ tiêu để thống nhất với quy định tại Thông tư 01. Trong đó, chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo người học quy đổi đối với tất cả các trình độ/hình thức đào tạo trên năng lực đào tạo tối đa của giảng viên (40 người học quy đổi/1 giảng viên) và diện tích xây dựng phục vụ đào tạo (2,8m2/ người học quy đổi). Đây là thay đổi rõ rệt vì quy định hiện hành chưa xác định chỉ tiêu trên năng lực đào tạo tối đa của giảng viên mà đang tính chỉ tiêu riêng theo từng trình độ/lĩnh vực/hình thức đào tạo.

Đưc tăng ch tiêu các ngành ngh thut, nông – lâm… khi ch tuyn đưc dưi 70%

Đáng chú ý, dự thảo lần này còn quy định việc xác định chỉ tiêu theo năng lực đào tạo của từng nhóm ngành đào tạo, khác với thông tư hiện hành mới chỉ xác định theo lĩnh vực đào tạo. Đặc biệt, dự thảo đã bỏ quy định hạn chế việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh trình độ ĐH đối với các trường hợp có tỷ lệ thực tuyển thấp hơn 70%. Do thực tế có nhiều ngành nghề hiện nay nhu cầu xã hội rất cao (như các ngành thuộc lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, kỹ thuật – công nghệ, văn hóa nghệ thuật…) nhưng thực tế kết quả tuyển sinh chưa cao do không hấp dẫn người học.

Đ khuyến khích cơ s đào to tăng cưng công tác truyn thông tư vn hưng nghip cho các thí sinh, đng thi nâng cao cht lưng đào to ngay t năm đu tiên (không phi ch đào to chuyên ngành), d tho thông tư đã b sung quy đnh hn chế vic tăng ch tiêu ĐH đi vi trưng hp có t l sinh viên thôi hc năm đu cao hơn 15%.

Mặt khác để khuyến khích cơ sở đào tạo tăng cường công tác truyền thông tư vấn hướng nghiệp cho các thí sinh, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo ngay từ năm đầu tiên (không phải chỉ đào tạo chuyên ngành), dự thảo đã bổ sung quy định hạn chế việc tăng chỉ tiêu ĐH đối với trường hợp có tỉ lệ sinh viên thôi học năm đầu cao hơn 15%.

Và để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh, dự thảo cho phép các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh phù hợp với chỉ tiêu đã công bố; bảo đảm số lượng thực tuyển của từng ngành, nhóm ngành, trình độ và hình thức đào tạo không được vượt quá 20% chỉ tiêu đã công bố. Đồng thời, phải đảm bảo năng lực đào tạo quy định tại điều 4 của dự thảo thông tư.

Về điều này, Phó Vụ trưởng cho rằng, thông tư hiện hành đang yêu cầu thực tuyển không vượt quá chỉ tiêu công bố dẫn đến việc triển khai tổ chức xét tuyển tại các cơ sở đào tạo rất khó khăn. Cơ sở đào tạo rất khó để xác định được chính xác, hơn nữa nhiều ngành không tuyển được những thí sinh thực sự có nguyện vọng học và thí sinh điểm cao.

Ngoài ra, dự thảo cũng đã điều chỉnh, bổ sung một số quy định để đơn giản hóa quy trình, biểu mẫu xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh nhằm tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo chủ động hơn từ việc xác định, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh đến việc báo cáo kết quả thực hiện.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)