Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT lý giải việc một số trường, ngành tuyển sinh kém

Tạp Chí Giáo Dục

Theo B GD-ĐT, hu hết cơ s đào to tuyn sinh kém do chưa khng đnh đưc uy tín, thương hiu hoc không có li thế v đa đim và lĩnh vc đào to. Và hu hết ngành tuyn sinh kém là nhng ngành hp, mi đào to thí đim hoc thiếu hp dn v cơ hi vic làm, phát trin ngh nghip.


Thí sinh đăng ký xét hc b vào Trưng ĐH Công nghip Thc phm TP.HCM năm 2022

Thống kê số liệu tuyển sinh 3 năm gần đây của Bộ GD-ĐT cho thấy phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng cao so với chỉ tiêu; nhưng bên cạnh đó cũng có một số cơ sở tuyển sinh khó khăn, nhất là ở một số ngành và lĩnh vực.

Tuyn kém do chưa có uy tín, thương hiu

Cho biết của Bộ GD-ĐT, trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần lớn cơ sở đào tạo tuyển kém trong đợt 1 năm 2022 cũng tuyển kém trong 2 năm gần đây. Các cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu là các trường tư thục chưa có đủ uy tín, thương hiệu mạnh và một số trường công lập, phân hiệu trường công lập không có lợi thế về địa điểm hoặc lĩnh vực đào tạo.

Trong 3 năm liền, bốn lĩnh vực nông lâm nghiệp – thủy sản, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên và dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất. Danh sách ngành tuyển kém có sự thay đổi hàng năm nhưng chủ yếu là những ngành hẹp hoặc ngành mới thí điểm đào tạo với chỉ tiêu thấp, ít nơi đào tạo. Bên cạnh đó, một số ngành truyền thống có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế đất nước, có quy mô tuyển sinh lớn hơn nhưng cũng luôn đạt chỉ tiêu rất thấp.

Một thực tế khác, nhiều ngành tuyển quy mô lớn trong toàn hệ thống, đạt chỉ tiêu tương đối cao nhưng lại gặp khó khăn ở một số cơ sở đào tạo. Như vậy, theo bộ, việc dễ hay khó tuyển không chỉ do đặc điểm ngành đào tạo mà phụ thuộc vào cơ sở đào tạo. Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế thì có xu hướng trở nên kém hấp dẫn hơn những năm trước đây. Nhiều cơ sở đào tạo gặp khó khăn trong tuyển sinh, nhất là đối với các chương trình mà đối tác nước ngoài không có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế. 

Trưng mnh ngày càng “hút” thí sinh, trưng yếu thì càng… yếu

Về nguyên nhân dẫn tới việc một số cơ sở đào tạo tuyển sinh kém, nhất là ở một số lĩnh vực và ngành, bộ cho rằng, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 tăng khoảng 5% so với năm 2021; trong khi đó, số thí sinh tốt nghiệp THPT lại tương đương năm trước, cộng thêm một tỉ lệ không nhỏ chọn đi du học ở nước ngoài đã làm gia tăng sức ép cho các cơ sở đào tạo trong việc phải cạnh tranh tuyển đạt chỉ tiêu.

Nhưng nguyên nhân chính yếu hơn, theo bộ, nằm ở việc cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo trong tuyển sinh ngày càng mạnh mẽ. Số lượng và chất lượng tuyển sinh khẳng định thương hiệu, uy tín của mỗi cơ sở đào tạo. Xu hướng phân cực khá rõ rệt, các trường mạnh ngày càng mở rộng quy mô và thu hút thí sinh tốt hơn; ngược lại các trường đang tuyển kém thì càng kém đi.

Bên cạnh đó, một số ngành đang tuyển tốt trong các năm trước được các cơ sở đào tạo gia tăng mạnh chỉ tiêu, nhất là một số trường ĐH tư thục, giành thị phần của các trường khác. Một số cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu quá lớn so với khả năng thu hút thí sinh dẫn tới kết quả tuyển sinh không như kỳ vọng. Sau thời gian 2 năm dịch bệnh, những thí sinh ở gia đình có điều kiện về tài chính lựa chọn đi du học nước ngoài thay vì theo học các chương trình trong nước hay các chương trình liên kết quốc tế cũng là một nguyên nhân.

Ngoài ra, bối cảnh kinh tế – xã hội thay đổi, nhất là thị trường lao động, cùng với sự khác biệt trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ dẫn tới xu hướng chọn trường, chọn ngành của thí sinh có dịch chuyển mạnh những năm gần đây. Cơ sở đào tạo nào không nhận biết kịp xu hướng này và có những điều chỉnh kịp thời (chiến lược phát triển, đổi mới ngành, chương trình đào tạo, truyền thông và quảng bá tuyển sinh) thì sẽ không thu hút được thí sinh. Một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt nhu cầu của thị trường lao động và của người học cũng thất bại trong tuyển sinh các ngành mới. Nhiều ngành đào tạo truyền thống có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế – xã hội của đất nước nhưng chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút người học.

Các chương trình liên kết đào to quc tế thì có xu hưng tr nên kém hp dn hơn nhng năm trưc đây. Nhiu cơ s đào to gp khó khăn trong tuyn sinh, nht là đi vi các chương trình mà đi tác nưc ngoài không có th hng cao trong các bng xếp hng quc tế

Thêm một nguyên nhân khác là điều kiện kinh tế của nhiều gia đình, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, các vùng khó khăn đã ảnh hưởng khả năng tiếp cận giáo dục ĐH của một bộ phận học sinh. Trong khi hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước giảm dần, hầu hết các cơ sở đào tạo uy tín đều ở các thành phố lớn, đầu tư nhiều cho chất lượng đào tạo đều phải tăng dần mức học phí để bù đắp chi phí bỏ ra.

Loi nhng ngành không còn nhu cu, ngành mi kém hiu qu

Để nâng cao hiệu quả tuyển sinh, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp liên quan trực tiếp tới công tác tuyển sinh ĐH. Cụ thể, ban hành danh mục thống kê ngành thí điểm, chỉ chọn đưa vào những ngành mới tuyển sinh tốt hoặc có dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai. Hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát lại các ngành tuyển sinh, loại bỏ những ngành xã hội không còn nhu cầu và những ngành mới đào tạo thí điểm kém hiệu quả. Giữ ổn định quy chế tuyển sinh; chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở đào tạo hoàn thiện phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, tăng độ tin cậy của các hình thức đánh giá, xét tuyển và tăng sự công bằng đối với thí sinh.

Đồng thời, hoàn thiện hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung theo hướng đơn giản hóa giao diện sử dụng, tích hợp với cơ sở dữ liệu ngành và tích hợp với các hệ thống phần mềm quản lý. Kết nối cơ sở dữ liệu ngành với cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để thống kê tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp; phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin định hướng cho các cơ sở đào tạo về xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường lao động đối với các ngành đào tạo.

Bộ cũng hoàn thiện xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển các ngành công nghệ cao; trong đó đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ người học theo học các chương trình đào tạo trọng điểm về công nghệ cao. Phối hợp với các bộ, ngành đề xuất cơ chế Nhà nước đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người học đối với các ngành thiết yếu nhưng khó tuyển khác nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ tiếp tục mở rộng chính sách ưu đãi tín dụng đối với sinh viên.

Và ngoài ra, bộ còn chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo tăng cường đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng, chú trọng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển bền vững, tiếp tục tăng cường truyền thông, tạo lập và củng cố niềm tin của người học, xã hội. Chỉ đạo, hướng dẫn các sở GD-ĐT, các trường phổ thông đổi mới và tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh từ sớm.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)