Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn mới về xét thăng hạng giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Vi thông tư mi ban hành, B GD-ĐT không quy đnh tiêu chun, điu kin thi thăng hng chc danh ngh nghip giáo viên do Chính ph đã b hình thc thi thăng hng này. Thay vào đó, thông tư mi quy đnh c th tiêu chun, điu kin đăng ký d xét thăng hng đi vi giáo viên.

Giáo viên mầm non để được dự xét từ hạng III lên hạng II cần có 2 năm công tác liền kề được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

Tuần qua, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị ĐH, thay thế Thông tư số 34 năm 2021.

B quy đnh thi thăng hng

Thông tư mới không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng. Cũng không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85.

Thay vào đó, thông tư mới quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị ĐH. Cụ thể, đối với giáo viên mầm non, để được dự xét từ hạng III lên hạng II, cần có 2 năm công tác liền kề (trước năm dự xét) được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên kèm theo một số điều kiện khác. Để được xét từ hạng II lên hạng I, giáo viên mầm non cần có 5 năm công tác liền kề (trước năm dự xét) xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; trong đó, ít nhất 2 năm được xếp loại hoàn thành xuất sắc.

B GD-ĐT cho rng, các ni dung quy đnh ti Thông tư s 13 v tiêu chun, điu kin xét thăng hng chc danh ngh nghip giáo viên mm non, ph thông công lp và giáo viên d b ĐH s là căn c pháp lý quan trng đ đa phương tiếp tc trin khai vic thăng hng chc danh ngh nghip, bo đm quyn li cho đi ngũ nhà giáo.

Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT và dự bị ĐH, để được dự xét từ hạng III lên hạng II, cần có 3 năm công tác liền kề (trước năm dự xét) được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Điều kiện dự xét thăng hạng I tương tự giáo viên mầm non.

La chn đưc nhng giáo viên xng đáng

Bộ GD-ĐT cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về xác định cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, tỷ lệ chức danh nghề nghiệp hạng I tối đa không quá 10%; tỷ lệ chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương tối đa không quá 50%.

Do đó, tiêu chuẩn về xếp loại chất lượng tại thông tư mới là phù hợp với yêu cầu về cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ; bảo đảm lựa chọn được những giáo viên xứng đáng, có đóng góp được ghi nhận và có sự nỗ lực phát triển nghề nghiệp trong thời gian giữ hạng.

Danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng trong tiêu chuẩn, điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đăng ký dự xét hạng I được Bộ GD-ĐT quy định là các danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng đạt được trong thời gian giữ hạng II. Quy định này theo bộ nhằm bảo đảm 1 danh hiệu thi đua và thành tích không được sử dụng đồng thời ở hai lần dự thăng hạng (từ hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I). Đồng thời, để bảo đảm giáo viên có sự nỗ lực, phấn đấu tiếp tục trong suốt thời gian giữ hạng.

Được biết, thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-12-2024. Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên trước ngày thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)