Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ GD-ĐT tiếp tục hứa tìm giải pháp dạy học ngoại ngữ hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Bộ GD-ĐT, sau 3 năm (2017 – 2019) triển khai bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Anh phổ thông, khoảng 70% GV đã đủ năng lực để triển khai chương trình tiếng Anh mới.
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có gần 70% giáo viên tiếng Anh đủ năng lực   /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có gần 70% giáo viên tiếng Anh đủ năng lực. ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT gửi Quốc hội về việc thực hiện nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng tại các kỳ họp trước, có đánh giá toàn diện, có giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có 43/63 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh; 63/63 địa phương triển khai chương trình ngoại ngữ mới; Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình các môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo Bộ GD-ĐT, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ GV, giảng viên ngoại ngữ các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt là đội ngũ GV ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu cũng được coi trọng và tiếp tục thực hiện.
Sau 3 năm (2017 – 2019) triển khai tích cực hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tiếng Anh phổ thông, khoảng 70% GV đã đủ năng lực để triển khai theo chương trình tiếng Anh mới (tỷ lệ này với GV tiếng Anh tiểu học là 69%). Dự kiến năm 2020 tiếp tục bồi dưỡng 6.625 lượt GV về năng lực ngoại ngữ và sư phạm.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho rằng, việc triển khai chương trình ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn nhiều khó khăn do đặc thù của các vùng miền, địa phương. Số lượng học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ mới theo đúng thời lượng còn thấp. Các giải pháp cụ thể trong dạy và học ngoại ngữ cho phù hợp với các vùng miền, địa phương và cơ sở chưa được triển khai tích cực; việc nâng cao chất lượng và số lượng GV đạt chuẩn tại tất cả các địa phương còn hạn chế.
Ngoài ra, việc triển khai các hoạt động khảo thí ngoại ngữ còn chưa đồng bộ. Việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu; lựa chọn, khai thác, sử dụng học liệu phục vụ dạy và học ngoại ngữ; ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác trang thiết bị trong dạy học ngoại ngữ cho các cấp học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GV dạy học ngoại ngữ ở bậc phổ thông.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục hứa trong báo cáo gửi Quốc hội một loạt giải pháp. Trong đó, sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp dạy và học ngoại ngữ phù hợp với điều kiện đặc thù của các vùng miền, địa phương và cơ sở GD-ĐT; chú trọng việc nâng cao chất lượng và số lượng GV đạt chuẩn tại tất cả các địa phương để có thể triển khai đồng bộ các chương trình ngoại ngữ mới.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ, xây dựng hệ thống học liệu điện tử dùng chung trên toàn quốc. Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ của Việt Nam theo hướng hội nhập với chuẩn quốc tế…
Theo Tuệ Nguyễn/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)