Sự kiện giáo dụcTin tức

Bộ GD&ĐT yêu cầu trường tiểu học có phương án ứng phó với dịch COVID-19

Tạp Chí Giáo Dục

Bộ GD&ĐT vừa có đánh giá năm đầu tiên thực hiện chương trình, SGK mới từ lớp 1 (năm học 2020-2021) còn gặp nhiều khó khăn từ biên soạn SGK đến áp dụng dạy học. Năm học mới, Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục tiểu học chủ động có phương án tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch COVID-19.

Bộ GD&ĐT yêu cầu trường tiểu học có phương án ứng phó với dịch COVID-19

Cụ thể, Bộ GD&ĐT đánh giá, năm đầu tiên triển khai chương trình GDPT 2018 từ lớp 1, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đồng đều, nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn thừa thiếu cục bộ. Một số địa phương gặp khó về cơ chế chính sách, kinh phí để tuyển dụng, hợp đồng giáo viên; có nơi khó khăn về nguồn tuyển giáo viên.

Cơ sở vật chất một số nơi chưa đáp ứng để thực hiện chương trình và nhu cầu phục vụ học tập khác.

Theo thống kê, năm học 2020-2021 toàn quốc có 14.786 cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học với 16.323 điểm trường, giữ ổn định so với năm học trước. Tỷ lệ phòng học/lớp đạt trung bình cả nước là 0,98; trong đó phòng học kiên cố đạt 79,5%; phòng học bán kiên cố đạt 18,5%; phòng học tạm, mượn chiếm 2%; số phòng học còn thiếu và đang học nhờ, mượn là 2.081 (0,75%) phòng.

Tỉ lệ trung bình học sinh/lớp là 31,27. Một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai… do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp cao hơn mức quy định trong Điều lệ trường Tiểu học. Tỉ lệ trung bình giáo viên/lớp là 1,41 cơ bản đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

Chuẩn bị phương án ứng phó dịch COVID-19

Năm học 2021 -2022, giáo dục tiểu học cũng đặt ra các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện. Trong đó, cấp học này sẽ tiếp tục triển khai đảm bảo chất lượng chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và thực hiện hiệu quả chương trình hiện hành từ lớp 3 đến lớp 5.

Tiếp tục xây dựng phương án tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học các môn học bắt buộc theo chương trình, đặc biệt là môn Tin học, môn Ngoại ngữ; đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 3 đượcbồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT và được hướng dẫn sử dụng SGK lớp 3 từ năm học 2022-2023.

Việc rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học, vẫn là nhiệm vụ vẫn được chú trọng thực hiện trong năm học này. Song song với đó là tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện chươngtrình GDPT cấp tiểu học, khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định.

Đặc biệt, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Khai thác, sử dụng SGK, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Ngoài ra, các trường cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch COVID-19 đối với cấp tiểu học. Chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục và điều kiện thực tế của người học.

Tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp học sinh phải tạm dừng đến trường nhưng việc học vẫn không gián đoạn.

Theo Hà Linh/TPO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)