Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bộ GDĐT: Tạm dừng trò chơi Chinh phục vũ môn sau phản ứng của phụ huynh

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếp nhận phản ánh của cha mẹ học sinh và báo giới về những lo ngại xung quanh trò chơi “Chính phục vũ môn”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị trực thuộc làn việc với Trunng ương Đoàng TNCS HCM để tạm dừng tổ chức cuộc thi. 
Bộ GDĐT: Tạm dừng trò chơi Chinh phục vũ môn sau phản ứng của phụ huynh 
Lễ phát động cuộc thi “Chinh phục vũ môn toàn quốc lần thứ III” năm học 2016-2017 tại Trường THCS Đặng Thai Mai, TP Vinh (Nghệ An) vào ngày 26-9 – Ảnh: DOÃN HÒA

Các bên tiến hành rà soát kỹ lưỡng, nghiêm túc, khoa học các vấn đề liên quan đến Cuộc thi mà dư luận đang quan tâm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ chủ động rà soát tất cả các cuộc thi tương tự đang diễn ra hoặc dự kiến sẽ tổ chức, nếu không thiết thực, hiệu quả thì dừng ngay.

“Chủ trương của Bộ GD&ĐT là không tổ chức hoặc ủng hộ tổ chức các cuộc thi không thiết thực, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, gây băn khoăn cho phụ huynh và dư luận xã hội.

Trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích các em học sinh năng động, tìm tòi học tập qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có hình thức học tập trực tuyến, nhưng đó phải là những kênh học tập lành mành và hiệu quả, thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định quan điểm.

Nhận xét về cuộc thi ”Chinh phục vũ môn”, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng “ Cuộc thi được tổ chức với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức về văn hóa, xã hội và kỹ năng sống. Đồng thời giúp các em nâng cao nhận thức và kỹ năng khai thác hiệu quả internet phục vụ học tập, giải trí và rèn luyện.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Bộ GD&ĐT, cuộc thi còn một số tồn tại, bất cập như thành phần tham gia thi chưa phù hợp; công tác tuyên truyền, tổ chức điều hành chưa tốt đã gây ra sự lo ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các em học sinh”

Ngày 8-12, một phụ huynh đã viết thư tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bày tỏ lo ngại về việc này.

Trong tâm thư của một phụ huynh đăng tải trên Facebook Trần Trọng An đã viết anh có con đang học lớp 5. Khi kiểm tra máy tính của con, phụ huynh này phát hiện con chơi game “Chinh phục vũ môn” với lịch sử khá dày trên trình duyệt web.

Tìm hiểu thì phụ huynh biết tháng 10-2015, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi các địa phương đề nghị các trường phối hợp tổ chức chơi game online cho học sinh THCS. Nhưng hiện nay game này được tổ chức trong trường tiểu học và có số lượng khoảng 800 ngàn người chơi (công bố của ban tổ chức chương trình). Người chơi được yêu cầu nạp thẻ từ 10.000 đồng đến 300.000 đồng.

“Là cơ quan quản lý, Bộ GD-ĐT không nên có văn bản khuyến khích trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi chơi game online. Bằng thư này, tôi kính mong Bộ trưởng chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tổ chức chơi game online của các Sở và các trường, kịp thời chấn chỉnh để tôi có thể yên tâm khi gửi con đến trường.

Nếu game online này thực sự an toàn cho thể lực và trí lực cho trẻ em, cũng mong Bộ trưởng chỉ đạo cho các cục chức năng làm rõ, công bố cho phụ huynh chúng tôi được biết”, phụ huynh trên đã viết trong tâm thư.

Liên quan tới việc này, thông tin chính thức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup cho biết Cuộc thi Chinh phục vũ môn do Hội đồng đội Trung ương, Bộ GD-ĐT phối hợp với công ty này tổ chức cho học sinh tiểu học và THCS trên toàn quốc và đã triển khai ở 63 tỉnh, thành.

Học sinh tham gia chương trình này sẽ trả lời câu hỏi trắc nghiệm với hệ thống câu hỏi được xây dựng riêng cho từng khối lớp, 100% miễn phí cho học sinh. Cuộc thi năm nay mở rộng đối tượng từ lớp 3 đến lớp 9.

Về phía Bộ GD-ĐT, đúng như phản ánh của phụ huynh, theo công văn 5551 vào tháng 10-2015 gửi các sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đã đề nghị phối hợp thực hiện cuộc thi “Chinh phục vũ môn” dành cho học sinh THCS trên toàn quốc.

“Chương trình là miễn phí” cũng là khẳng định từ đại diện Vụ Công tác HSSV, Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, cùng với tâm thư của phụ huynh trên, có khá nhiều phụ huynh khác ở Hà Nội cũng bày tỏ lo ngại. Vì theo họ, diễn biến của cuộc thi đã vượt ra ngoài kiểm soát của những người tổ chức.

Mặc dù khi lập nick thi thì không phải đóng phí nhưng để có kinh nghiệm, có thành thích thì học sinh phải luyện thi nên phải nạp tiền thi thử.

Có phụ huynh lo ngại con lao vào chơi game nhiều quá ảnh hưởng tới sức khỏe, xao nhãng học hành, thậm chí có nguy cơ “nghiện game” do được nhà trường khuyến khích.

Hiện nay Bộ GD-ĐT cấm thi tuyển vào lớp 6 ở các trường có nguồn tuyển quá lớn so với chỉ tiêu. Vì thế các trường này chuyển sang hình thức xét tuyển, ưu tiên học sinh có giải thưởng trong các kì thi văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội….

Chương trình “Chinh phục vũ môn” cũng được một số nhà trường phổ biến cho học sinh và phụ huynh là nếu dự thi có giải sẽ là điểm cộng cho hồ sơ xét tuyển lớp 6. Điều này tạo nên cuộc chạy đua kéo theo nhiều học sinh vào chương trình này.

Trao đổi với Tuổi trẻ, ông  Bùi Văn Linh, phó vụ trưởng Vụ công tác HSSV, Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đang tập hợp các thông tin từ phụ huynh và yêu cầu các đơn vị phối hợp rà soát. Bộ GD-ĐT sẽ có trả lời chính thức về việc này.

 

VĨNH HÀ (TTO)

Bình luận (0)