Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bỏ kiểm tra bài cũ đầu giờ: Học sinh “thở phào” mỗi ngày đến trường

Tạp Chí Giáo Dục

Vic S GD-ĐT TP.HCM yêu cu giáo viên không kim tra bài cũ đu gi theo kiu “gi bt cht, hi bt cht” đưc nhiu hc sinh, ph huynh và giáo viên trên đa bàn thành ph đng tình, ng h.


Giáo viên cn đa dng các hình thc kim tra đánh giá phù hp vi mc tiêu Chương trình giáo dc ph thông 2018 (nh minh ha)

Ám nh kim tra bài cũ

Đến bây giờ, khi đã là phụ huynh một học sinh lớp 1, anh Nguyễn Đào Trọng Nghĩa (TP.HCM) vẫn không quên được cảm giác lúc bị giáo viên gọi lên trả bài cũ đầu giờ trong những năm còn đi học. Ngày nào cũng vậy, cảm giác đầu tiên của anh khi đến trường là… lo sợ, không biết hôm nay thầy cô có gọi mình lên trả bài cũ không, và hỏi về nội dung gì… “Trước đây, giáo viên lên lớp dạy đều gọi học sinh kiểm tra bài cũ đầu giờ. Khi vui thì thầy cô kiểm tra theo kiểu cho học sinh xung phong, còn buồn thì thầy cô gọi bất chợt một học sinh nào đó. Hiện nay, khi giáo dục đã đổi mới thì phương pháp này không còn phù hợp, thậm chí là phản sư phạm vì gây cảm giác lo lắng, áp lực cho học sinh vào đầu giờ học”, anh Nghĩa chia sẻ.

Tương tự, dù hiện nay đã là sinh viên năm 2 Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng Thu Huyền vẫn còn ám ảnh kiểu kiểm tra bài cũ đầu giờ của giáo viên hồi học phổ thông. “Hồi tôi học lớp 11, có một giáo viên dạy toán thực sự là “cơn ác mộng” với lớp trong suốt năm học. Giáo viên bước vào lớp, mở danh sách lớp, dò và gọi ngẫu nhiên một học sinh nào đó lên bảng trả bài. Thậm chí giáo viên không kiểm tra bài cũ hôm trước mà có thể hỏi bất kỳ một kiến thức nào của môn học, có khi kiến thức đó học đã lâu”, Thu Huyền cho biết. Trong khi đó, Thu Hồng (một học sinh lớp 11 ở Q.Tân Phú) cho hay, em sợ nhất giờ học tiếng Anh, giáo viên vào lớp gọi tên một học sinh ngẫu nhiên lên kiểm tra bài cũ một cách ngẫu hứng, có khi là những kiến thức không hề liên quan đến bài học. “Kiểu kiểm tra bài cũ của giáo viên khiến học sinh rất sợ. Không phải là chúng em không chuẩn bị bài cũ nhưng có khi chuẩn bị bài cũ rồi nhưng giáo viên lại hỏi về từ vựng bất chợt mà không phải học sinh nào cũng có thể nắm được. Không biết là thầy cho “0 điểm”, về chỗ”, Thu Hồng nói.

Tr chương trình v đúng mc tiêu

Nhiều giáo viên cho hay, cần thiết phải loại bỏ hình thức kiểm tra bài cũ đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt”, thay vào đó là các phương pháp khác để tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái, tạo sự tương tác giữa học sinh với giáo viên trong tiết học mới giúp học sinh cảm thấy không áp lực học tập.

Thầy Võ Kim Bảo (giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ, dò bài là giúp học sinh nắm lại kiến thức cũ, có ý thức học tập hơn, chưa kể kiến thức bài hôm sau có liên quan đến bài hôm trước thì việc kiểm tra bài cũ còn giúp học sinh bước vào bài mới một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc gọi bất chợt, hỏi kiến thức không dặn dò gì trước thì không phù hợp, không hiệu quả. Nếu việc hỏi như thế này mà dùng để đánh giá, nhận xét học sinh thì càng không hợp lý. “Hình thức kiểm tra miệng, trả bài đầu giờ được thực hiện khi giáo viên đã dặn dò học sinh từ trước, có giới hạn nội dung ôn, có cái hẹn cụ thể với học sinh. Dù vậy, hiện nay tôi rất ít kiểm tra bài cũ đầu giờ ngay khi vào lớp. Nếu có thì các em sẽ có thời gian 5-7 phút đầu giờ để hệ thống lại kiến thức. Thông thường, tôi sẽ cho học sinh ôn lại kiến thức cũ thông qua việc làm bài và qua đó kiểm tra kiến thức học sinh”, thầy Bảo cho hay.


B kim tra bài cũ đu gi s giúp gim áp lc hc tp cho hc sinh (nh minh ha)

Đặc biệt, giáo viên này nêu rõ, hiện giáo viên trên địa bàn TP.HCM có một phương tiện đắc lực giúp hệ thống, củng cố lại kiến thức cũ cho học sinh, đó là hệ thống LMS. Thầy cô có thể sử dụng hệ thống này để tương tác, kiểm tra kiến thức cũ của học sinh. “Việc giảm áp lực cho học sinh trong tiết học, tạo ra các giờ học hạnh phúc không phải là biến giờ học thành sự màu mè, hình thức. Mà mỗi giờ học đều là những tiết học sinh mong chờ, các em vừa vui học, vừa thu được kiến thức. Tiết học nhẹ nhàng, có sự tương tác vui vẻ với học sinh. Mỗi giáo viên sẽ có những suy nghĩ riêng và sẽ có những cách thức triển khai riêng để biến giờ học của mình trở thành giờ học hạnh phúc. Đặc biệt, giờ học hạnh phúc thì giáo viên phải tôn trọng học sinh, tôn trọng năng lực của mỗi học sinh. Giáo viên đi dạy phải luôn mang tâm thế rằng, học sinh học rất nhiều môn, vì thế không đòi hỏi tất cả học sinh đều phải giỏi môn của mình”, thầy Bảo nêu quan điểm.

Theo ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), việc chuyển mình trong kiểm tra đánh giá phải được áp dụng ngay khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai từ năm học 2020-2021. Trong đó, việc dạy học phải theo hướng phát huy phẩm chất năng lực học sinh. Như vậy, hình thức kiểm tra kiến thức học sinh theo kiểu học thuộc bài rồi trả bài là không còn phù hợp với mục tiêu chương trình.

Không những thế, ThS. Khôi nhấn mạnh, việc không kiểm tra miệng, kiểm tra bài cũ theo kiểu học sinh học thuộc bài rồi trả bài còn giúp giáo viên hiểu rõ định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 không phải là kiểm tra về mặt kiến thức, đánh giá xem học sinh học được bao nhiêu kiến thức. Mà kiến thức chỉ là bệ đỡ, học sinh phải hiểu và vận dụng trong thực tế. Hơn nữa, khi bỏ kiểm tra miệng theo kiểu học thuộc bài – trả bài sẽ giảm sức ép, giảm áp lực cho học sinh vào đầu giờ học. “Giáo viên phải đa dạng các hình thức kiểm tra năng lực học sinh để trả chương trình về đúng bản chất, đúng mục tiêu”, giảng viên này nêu rõ.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)