Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Bộ LĐ-TB&XH quy hoạch lại trường nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Các chuyên gia giáo dc ngh nghip (GDNN) khng đnh, sp xếp li h thng trưng ngh là vic làm cn thiết và cp bách, đc bit trong bi cnh mt s trưng hàng năm tuyn sinh không đt 50% ch tiêu, thm chí không có ngưi hc.

Hc sinh THPT tìm hiu ngành ngh đào to ca Trưng CĐ Vin Đông

Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi các bộ/ngành, tỉnh/thành góp ý cho dự thảo Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, hệ thống GDNN cả nước sẽ phấn đấu đạt quy mô tuyển sinh 6,3 triệu người/năm. Cụ thể, lộ trình thực hiện từ nay đến 2021, phấn đấu quy mô tuyển sinh đạt 2,6 triệu người/năm (hiện là 2,2 triệu người/năm). Đồng thời, giảm mạnh về đầu mối cơ sở GDNN, tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015; bình quân mỗi năm giảm tối thiểu 2,5%, trong đó trường TC giảm tối thiểu 15%. Đến năm 2025, phấn đấu quy mô tuyển sinh đạt 4,6 triệu người/năm. Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; bình quân mỗi năm giảm tối thiểu 2%. Và năm 2030, phấn đấu quy mô tuyển sinh đạt 6,3 triệu người/năm; tiếp tục thực hiện giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp GDNN công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý Nhà nước và cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu trong lĩnh vực GDNN.

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 2.000 cơ sở GDNN, riêng TP.HCM có 566 cơ sở; trong đó CĐ: 52 (45 trường và 7 cơ sở đào tạo); TC: 64 (63 trường và 1 cơ sở đào tạo); Trung tâm GDNN: 86; cơ sở có hoạt động GDNN là 364. Các chuyên gia cho rằng, số cơ sở GDNN tại TP.HCM là quá nhiều, song điều này sẽ không ảnh hưởng gì nếu cơ sở nào cũng hoạt động tốt, quy hoạch, cơ cấu ngành nghề đào tạo chặt chẽ theo hướng phát triển an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực tế là hiện nay có địa phương có rất nhiều trường nghề như tại Q.9 và Q.Thủ Đức (các trường: CĐ Vinatext, CĐ Công thương, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Kỹ nghệ II, CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thủ Đức… và tới đây, cơ sở 2 của Trường CĐ Nghề TP.HCM sẽ đi vào hoạt động). Trong số này, không phải trường nào cũng tuyển sinh ổn định.

TS. Nguyễn Phan Hòa (nguyên Hiệu trưởng Trường TC Nhân Đạo) cho rằng nguyên nhân tuyển sinh èo uột trong những năm qua là do trường nghề nhiều nhưng ít trường có ngành đào tạo riêng, đặc thù. Do đó, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới GDNN là việc làm cần thiết, giảm gánh nặng ngân sách. Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) lo ngại là một đơn vị tự chủ tài chính, nguồn thu chủ yếu là học phí. Để vừa đảm bảo đời sống cho đội ngũ vừa đầu tư trang thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thì phải tăng học phí. Tuy nhiên, cùng một ngành nghề nhưng trường khác trên địa bàn có mức học phí thấp hơn thì người học sẽ chọn. Theo TS. Hằng, không chỉ quy hoạch cơ sở GDNN mà còn quy hoạch cả ngành nghề, trường nào có thế mạnh về ngành nghề nào thì làm đầu mối để đào tạo.

Tương tự, hiệu trưởng một trường CĐ tại TP.HCM cho hay, những năm gần đây tuyển sinh khó và nếu không có đối tượng học sinh lớp 9 vừa học nghề vừa học văn hóa thì coi như… đói. Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 của trường này là trên 1.000 nhưng con số tuyển được đã gần 700, trong đó hết 80% là học sinh sau THCS. Còn đối với các ngành nghề đào tạo trình độ CĐ-TC, vị đại diện này nói: “Các “ông lớn” hốt hết rồi”.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết đến thời điểm này, một số trường nghề vẫn còn sử dụng trang thiết bị đào tạo cũ kỹ, lạc hậu trong khi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp hiện đại. “Không đầu tư thì khó mà thu hút người học, chất lượng đào tạo thấp, ra trường bị doanh nghiệp chê. Những trường này có thể bị sáp nhập, thậm chí giải thể”, ông Lâm quả quyết.

Cũng theo ông Lâm, mục tiêu của sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt, bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo. Do đó, các trường phải tự sắp xếp về ngành nghề đào tạo, lựa chọn đầu tư các ngành thế mạnh của đơn vị cũng như thị trường lao động đang cần. Người học ra trường phải có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng mềm…

Bài, ảnh: T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)