Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bổ sung càng nhiều can xi càng tốt?

Tạp Chí Giáo Dục

Để cho em bé mới chào đời có một cơ thể mạnh khoẻ, các ông bố bà mẹ nên chú ý bổ sung canxi kịp thời trong thời gian bầu bí. Nhưng liệu có phải bổ sung canxi càng nhiều càng tốt cho sự phát triển của trẻ?
Phụ nữ có thai
Từ một phôi mầm mấy milimet phát triển thành một em bé có thể trọng hơn 3kg, chiều dài 50cm thì bắt buộc phải hấp thụ được những nguyên tố dinh dưỡng từ mẹ, đặc biệt là can xi.
Để đảm bảo sự phát triển tốt nhấtvề thể trọng và chiều cao của trẻ thì nhất định phải đảm bảo xương cột sống, tứ chi và xương đầu xương trán của bé phát triển bình thường. Điều này được thực hiện thông qua sự tiếp thụ can xi từ cơ thể mẹ.
Việc vận chuyển ion can xi từ cơ thể mẹ sang thai nhi trong giai đoạn giữa thai kỳ là 150mg/ngày,  thời kỳ cuối là 450mg/ngày. Riêng giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm tích lũy nhiều can xi nhất, tới 80% tổng lượng canxi của hệ xương.
Nếu thai phụ không “nạp” đủ canxi thì sẽ phải “rút” can xi từ hệ xương để đáp ứng nhu cầu này của thai nhi.
Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh lúc mới chào đời có thể trọng khoảng hơn 3kg, hàm lượng canxi xương là 25 – 30g, cơ thể dài khoảng 50cm, Thể trọng mỗi ngày tăng trưởng với tôc độ từ 25g – 30g, chiều cao trong vòng 28 ngày có thể tăng lên thêm 5cm.
Để thích ứng với tốc độ tăng trưởng như thế này, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là bổ sung canxi là yêu cầu số 1 lúc này.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất. Mặc dù hàm lượng canxi trong sữa mẹ ít hơn hàm lượng canxi trong sữa bò nhưng tỉ lệ phốt pho trong sữa mẹ lại thích hợp nhất, giúp can xi được hấp thụ dễ dàng.
Trong trường hợp sữa mẹ không đủ hoặc không tiết sữa, trẻ sơ sinh cần phải uống sữa bò thay thế.  Tỉ lệ phốt pho trong sữa bò cao gấp 6 lần so với sữa mẹ, can xi gấp 4 lần, các chất khác của sữa bò như Kali (K) và Natri (Na) đều cao hơn sữa mẹ. Canxi trong sữa bò đa phần đều hình thành nên một thể kết dính canxi acid photpho và không dễ hấp thụ. Vì vậy, nếu trẻ uống sữa bò thì cần chú ý bổ sung thêm can xi. 
Canxi bổ sung càng nhiều càng tốt là một quan niệm sai
Các chuyên gia chỉ rõ: quan niệm “trẻ em cần bổ sung can xi càng nhiều càng tốt” là sai lầm. Bổ sung can xi cho trẻ là để đề phòng bệnh còi xương. Người lớn bổ sung can xi là để phòng bệnh loãng xương. Chỉ bổ sung can xi không thể giúp cho trẻ em cao hơn mà còn có thể gây ra một số hậu họa cho sức khoẻ.
Theo các chuyên gia Nhi, chiều cao của một người, ngoài nhân tố di truyền ra còn do hệ nội tiết, sự tổng hợp vitamin D….
Trẻ sơ sinh và thiếu niên là những giai đoạn có hệ xương cốt phát triển nhanh nhất, lượng tích trữ can xi cũng nhiều nhất. Bảo đảm nhu cầu can xi của cơ thể rất quan trọng nhưng nếu bổ sung quá nhiều can xi, vitamin D… sẽ không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ mà còn làm cho trẻ dễ chán ăn, táo bón, chướng bụng, thậm chí có thể bị nhiễm sỏi.
Ngoài ra, nạp quá nhiều khoáng chất này còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các nguyên tố khác như sắt, kẽm và ma giê. Đối với những đứa trẻ thiếu máu hoặc thiếu kẽm thì ảnh hưởng càng lớn.
Lưu ý:
Các huyên gia khuyến cáo: Thông thường, trong vòng 4 tháng đầu sau sinh, lượng can xi trong sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Với trẻ dưới 6 tuổi, mỗi ngày khoảng 800ml sữa là đủ đáp ứng nhu cầu về canxi.
Đối với thanh thiếu niên, mặc dù nhu cầu về canxi lớn hơn nhiều so với trẻ em nhưng chỉ đơn thuần bổ sung canxi thì không thể cải thiện chiều cao, cân bằng dinh dưỡng. Tập luyện thể thao hợp lý mới là cách hữu hiệu và thiết thực nhất để đảm bảo xương cốt phát triển mạnh khoẻ.
Trong tiết trời thu mát mẻ và ấm áp, đối với những trẻ em thiếu canxi thì nên ăn nhiều các món ăn làm từ đậu nành, thịt cá, sữa và nên hoạt động nhiều ngoài trời. Bởi vì ánh nắng mặt trời và vận động ngoài trời là thuốc bổ sung canxi thiên nhiên tốt nhất cho cơ thể của trẻ. 
 Việt Anh (Dân trí)
Theo health39

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)