Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bố tôi học cách làm người trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

đ tui tht thp c lai hy như b tôi thì ngưi ta thưng “an phn” đng tâm cho tui già. Vy mà, b tôi thì khác, ông không chu làm “ngưi già” đ con cái cung phng, chăm sóc mà ông vn mun mình làm ngưi tr.

Chính cái “ngược đời” của ông mà ban đầu lối xóm nghi kỵ cho rằng con cái bỏ bê ông, không chịu chăm sóc ông để ông hưởng trọn tuổi già.

Sau khi nghỉ hưu, một hôm bố tôi gọi vợ chồng tôi và ân cần nói: “Dù đã về hưu nhưng bố rất muốn làm những công việc mà bố đam mê từ xưa, nhất là chuyện chăm sóc vườn rau và duy trì cái bếp dã chiến cho mẹ, thời gian rảnh rỗi bố thích đọc sách, chơi cờ và dẫn các cháu đi chơi, hướng dẫn các cháu học tập. Những thú vui này, các con nên tôn trọng bố nhé!”. Dù sao vợ chồng tôi ban đầu cũng cảm thấy khó khăn với thói quen ham việc mà nhất là những lời thị phi của bà con lối xóm với công việc chân tay của bố. Dần dần chúng tôi cảm thấy vui và tự hào, quan trọng nhất là bố tôi hạnh phúc.

Mỗi buổi sáng thức dậy, sau khi đi bộ và tập thể dục, bố tôi liền xắn tay vào công việc là chăm sóc vườn rau sạch trên thửa đất khoảng chừng 30 mét vuông. Nào là cuốc đất, bắt sâu, tưới tắm cho rau, nào là cắt tỉa, vun xới, gieo hạt, ươm mầm… Nhờ có bàn tay khéo léo mà vườn rau của bố tôi luôn tươi tốt, cả gia đình tôi mấy năm nay dường như không phải mua rau ngoài chợ bao giờ. Mùa nào, rau đó, dưới mặt đất nào là mồng tơi, cải cúc, rau đay, phía trên là một giàn mướp sai trĩu quả, hoặc là giàn lá giang nấu canh chua. Rồi, công việc tiếp theo là cái bếp dã chiến mà bố mẹ tôi đã dựng lên cách đây 3 năm. Bếp rộng chừng 3 mét vuông được quây lại và lợp bằng tấm tôn, cùng cái bếp lò bằng đất, thế mà gia đình tôi đã sử dụng nó vào rất nhiều việc trong sinh hoạt hàng ngày, trừ nấu cơm canh và thức ăn nhanh. Có người nói, ở thành thị mà nấu bếp củi làm gì cho khổ! Nhưng bố tôi cho rằng, duy trì bếp củi như nhà mình là thượng sách. Ở gần nhà tôi cách 200 mét có một rừng tràm với rất nhiều cành củi khô, chỉ cần tranh thủ đi nhặt khoảng 1 giờ là có thể được nửa khối củi khô mang về. Bếp củi thường dùng trong việc nấu nước sôi để nguội, pha chè xanh, hầm xương cho các cháu, bên cạnh đó vào những sự kiện lớn của hàng xóm và gia đình như cưới hỏi, tiệc tùng, lễ tết… thì bếp củi lại phát huy cực kỳ tốt. Không chỉ vậy, các con tôi dù sống ở thành phố nhưng cũng bắt đầu biết được việc sử dụng bếp củi của bà con nông thôn ra sao, rồi chuyện nấu bánh chưng ngày Tết, cả gia đình tập trung gói bánh, nấu bánh đêm 30 sao mà ấm cúng lạ thường! Ở cái đất thị thành không phải đứa trẻ nào cũng biết được cái truyền thống giản dị ấy. Nhờ có cái bếp củi mà đứa lớn nhà tôi còn được trải nghiệm với ông trong những ngày đi nhặt củi ở vườn tràm, biết làm bánh chưng và cùng ông nấu bánh Tết. Bố tôi còn nhắc nhở cả gia đình: “Thời buổi giá cả leo thang, sử dụng bếp củi như nhà mình đôi khi còn thực hiện tiết kiệm điện, tiền dư dôi đó các con để dành mua sách vở, quần áo cho các cháu”. Quả thật, bố tôi đã đúng: Nhà tôi chỉ 4 tháng mới hết một bình ga lớn so với những gia đình hàng xóm thì mỗi tháng dùng hết một bình. Bên cạnh đó, vườn sau sạch cũng giúp gia đình tôi tiết kiệm ít nhất mỗi ngày khoảng 10 ngàn đồng, mỗi tháng khoảng 300 ngàn đồng. Đó cũng là một khoản tiền không nhỏ.

Công việc bố tôi không chỉ vậy, thời gian còn lại bố tôi rất thích đọc sách để thỏa mãn niềm đam mê từ trước. Bố nói: “Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích, nó làm cho cái tuổi của bố dù già nhưng không lỗi thời so với con cái, bởi sách là cái tinh hoa của nhân loại, không thể lạc hậu. Đọc sách sẽ làm giàu cảm xúc cho tuổi già, bớt đi những lo âu phiền muộn. Đặc biệt còn giúp những người như bố về thái độ sống và trách nhiệm với cộng đồng”. Rồi thi thoảng đứa con lớn nhà tôi được ông hướng dẫn cách chơi cờ, giờ đây cháu đã chơi một cách thành thạo và đam mê cờ tướng. Ngoài ra, mỗi lần ông cháu đi bộ con tôi thường được ông kể chuyện cổ tích, đố những bài toán làm cho đứa nhỏ cảm thấy thoải mái, giảm được áp lực trong học tập.

Vợ chồng tôi hạnh phúc và tự hào với công việc của bố. Dù tuổi đã cao nhưng bố tôi vẫn như những người trẻ, chọn những công việc phù hợp, làm cho tuổi già luôn vui, khỏe và còn thể hiện trách nhiệm với gia đình.

Nguyn Văn Công
(Biên Hòa)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)