Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Củng cố mục tiêu, tiếp tục đổi mới giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn, toàn ngành giáo dc trong 3 năm qua đã kiên trì mc tiêu cht lưng và tiếp tc đi mi. Năm hc 2023-2024, mc tiêu này s tiếp tc đưc cng c, duy trì.


B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn phát biu ti hi ngh

Ngày 21-7, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị giám đốc sở GD-ĐT năm 2023; đây là hoạt động tiếp nối các hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 đối với cấp mầm non, tiểu học, trung học và thường xuyên diễn ra trước đó.

Hoàn thin th chế, chính sách

Tại hội nghị, Bộ trưởng đánh giá, năm học 2021-2022 toàn ngành đã ứng phó với dịch bệnh, kiên trì mục tiêu chất lượng và đảm bảo dạy được chừng nào hay chừng ấy nhưng vẫn đổi mới. Năm học 2022-2023, hoạt động giáo dục được khôi phục lại bình thường, ngành giáo dục vẫn kiên trì mục tiêu chất lượng, tiếp tục đổi mới. Và toàn ngành sẽ củng cố mục tiêu, tiếp tục đổi mới trong năm nay.

Bộ trưởng cho rằng, chủ đề năm học 2022-2023 thực chất là năm học giải trình với xã hội. Năm học 2023-2024 sẽ chuyển sang trạng thái mới, từ giải trình sang thực hiện nhiệm vụ lớn nhất là hoàn thiện thể chế và tạo ra một bước tiến lớn về thể chế, chính sách. Theo Bộ trưởng, căn cứ chính trị cho việc hoàn thiện thể chế là toàn ngành đang tổng kết Nghị quyết 29, chuẩn bị cho một nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 29 nhằm định hướng cho giáo dục – đào tạo trong ít nhất 10-15 năm tới và xa hơn nữa. Chính vì vậy, các sở GD-ĐT đang hoàn tất công đoạn cuối của báo cáo đánh giá cần mạnh dạn kiến nghị, đề xuất cả những việc lớn làm căn cứ xây dựng nghị quyết tiếp theo nhằm mở đường cho ngành giáo dục phát triển. Cần đầu tư trí tuệ, công sức tương xứng cho việc lớn này.

Một căn cứ khác mà Bộ trưởng đề cập chính là việc xây dựng Luật Nhà giáo. Bởi chủ trương này đã có, toàn ngành đang bắt tay vào làm; nếu làm tốt thì cần lên tiếng trong các chính sách sẽ được đưa vào luật. Ngoài ra, một số nghị định quan trọng liên quan đến hoạt động của ngành giáo dục đang được sửa đổi cũng là căn cứ được Bộ trưởng nhắc tới.

“Như vậy, có thể nhìn nhận ở tầm vĩ mô, năm học tới, chúng ta chuyển từ trách nhiệm giải trình sang thúc đẩy phát triển bằng hoàn thiện thể chế. Tháng 8 này, khi mà đoàn giám sát của Quốc hội công bố kết luận giám sát thì cũng có thể chúng ta sẽ phải điều chỉnh một vài chính sách, thông tư, nghị định để đáp ứng được các nghị quyết kết luận của Quốc hội sau kết quả giám sát” – người đứng đầu ngành giáo dục cả nước nói.

K thi tt nghip THPT 2024 là bưc đm cho 2025

Trong năm học tới, Bộ trưởng lưu ý toàn ngành khắc phục những điểm còn thiếu sót, đổi mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu; trong đó cần đổi mới đến từng nội dung, từng môn học. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, về hình thức tổ chức sẽ giữ ổn định đến 2025 tuy nhiên về chuyên môn, nội dung cần có sự điều chỉnh. Cần coi kỳ thi của năm 2024 như là bước đệm để có những đổi mới nhiều hơn cho kỳ thi năm 2025 nhằm tránh gây sốc cho xã hội. Vì năm 2024, học sinh vẫn học chương trình cũ và chưa thể có những thay đổi lớn, cần có bước chuyển để có những thay đổi lớn hơn vào năm 2025.


Đi biu trình bày ý kiến

Về cung ứng sách giáo khoa cho năm học mới, Bộ trưởng lưu ý tránh việc bán kèm hay ép mua sách tham khảo, gây bức xúc trong người dân, dư luận xã hội. Đồng thời, hoàn tất những nội dung liên quan đến tập huấn, hỗ trợ, hướng dẫn; đặc biệt, năm nay có một số chỉ đạo đối với các nhà xuất bản và các đơn vị có liên quan trong việc hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa mới. Năm học mới này ngành giáo dục cũng triển khai thử nghiệm chương trình giáo dục mầm non mới, Bộ trưởng đề nghị đúc rút, vận dụng kinh nghiệm từ triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (đã thực hiện trước) để chủ động chuẩn bị, triển khai.

i nhim v trng tâm trong năm hc ti

Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm học vừa qua, toàn ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp tiểu học (lớp 1, lớp 2, lớp 3); cấp THCS (lớp 6, lớp 7); cấp THPT (lớp 10). Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ trình các cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương giai đoạn 2022-2026. Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, hoạt động dạy – học.

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra, năm học vừa qua vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là bậc mầm non và tiểu học; thiếu giáo viên môn tiếng Anh, tin học đối với tiểu học; môn âm nhạc, mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022-2023. Trong khi đó, một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có chính sách đột phá thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn.

Một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến tình trạng sĩ số học sinh/lớp cao; thiếu trường, thiếu lớp và gia tăng áp lực trong tuyển sinh đầu cấp. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định; tại một số địa phương vẫn còn phòng học nhờ, phòng học tạm; thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy – học, đặc biệt là khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em, học sinh… ở một số địa phương còn chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra ở một số cơ sở giáo dục, gây bức xúc trong dư luận.

Năm học 2023-2024, toàn ngành giáo dục sẽ tập trung triển khai thực hiện mười nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Đồng thời, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo…

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)