Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ trưởng BỘ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Đổi mới chiều sâu lực lượng nhà giáo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tun qua, ngành giáo dc cc đón nhn hai s kin đáng nh là k nim 42 năm Ngày Nhà giáo Vit Nam (20-11-1982/ 20-11-2024) và Quc hi tho lun v d án Lut Nhà giáo ti k hp th 8, Quc hi khóa XV. Tng cng đã có 90 ý kiến tho lun ti t và 36 ý kiến tho lun ti hi trưng k hp này.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân dịp 20-11 vừa qua

Trong phát biểu tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay đặc biệt hơn, niềm hạnh phúc các nhà giáo được nhân lên khi đúng thời điểm này Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo. Trước đó, Chính phủ, Quốc hội thống nhất xây dựng, trình dự thảo Luật Nhà giáo cũng đã là sự động viên rất lớn với hàng triệu nhà giáo trong cả nước.

Không cấm dạy thêm nhưng cấm vi phạm đạo đức về dạy thêm

Với những ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng cho rằng, qua các quan điểm ủng hộ, tán thành, thống nhất cao có thể cảm nhận sự đồng tình của các đại biểu. Đó không chỉ là sự ủng hộ với dự thảo Luật Nhà giáo mà còn là sự thể hiện trách nhiệm với ngành giáo dục và với đất nước. Bộ trưởng cho biết, ban soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiên cứu từng ý kiến góp ý vào các nội dung cụ thể, quy định chi tiết từ đại biểu để đưa vào luật.

Theo Bộ trưởng, ngoài Luật Nhà giáo còn có Luật Giáo dục và nhiều luật khác nên dự thảo Luật Nhà giáo không bao quát được. Ngoài ra, dự thảo luật cũng phải chấp nhận một vài điểm khác với các luật khác để phù hợp sự phát triển của lực lượng nhà giáo. Ví dụ quy định về độ tuổi nghỉ hưu sẽ khác với Bộ luật Lao động hay giáo viên dạy liên trường, việc thuyên chuyển giáo viên có thể dạy hơn một cơ sở… sẽ khác với Luật Viên chức.

Về một số ý kiến của đại biểu liên quan đến xếp lương nhà giáo, Bộ trưởng cho hay, khi xây dựng chủ trương cũng đặt cùng các ngành khác, không muốn ngành của mình có đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái “bất thường”. Chỉ có điều là trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn phần lớn những nhà giáo chưa đủ sống; khi đó không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học được. Đối với vấn đề dạy thêm được một số đại biểu nêu, Bộ trưởng nhận định, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức về dạy thêm, trong đó có việc giáo viên ép buộc học sinh học thêm.

Giáo dục nước ta đang đứng trước vận hội lớn

Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ trưởng cũng đã nhấn mạnh rằng trong các chỉ đạo gần đây của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa khẳng định vai trò của lực lượng nhà giáo, là “đầu tàu của giáo dục”, là lực lượng quan trọng nhất quyết định tới giáo dục. Theo Bộ trưởng, Tổng Bí thư bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới các nhà giáo khi dặn dò trong phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về Luật Nhà giáo rằng “Luật Nhà giáo ban hành ra phải làm cho các nhà giáo phấn khởi, tươi vui, đón nhận…”. Nhà giáo phải có chỗ làm việc, có nhà ở công vụ, được tôn trọng và bảo vệ…

Người đứng đầu ngành giáo dục nhìn nhận giáo dục – đào tạo nước ta đang đứng trước đòi hỏi lớn và vận hội lớn. Sứ mệnh được giao càng lớn, yêu cầu và kỳ vọng càng cao thì càng đòi hỏi giáo dục nước nhà đã đổi mới càng cần đổi mới nhanh hơn, chất lượng đã từng bước nâng cao càng cần nâng cao nhanh hơn. Đất nước muốn phát triển nhanh để trở thành nước phát triển có thu nhập cao cần có nguồn nhân lực chất lượng cao; phẩm chất, năng lực, thể chất, kỹ năng và ngoại ngữ tốt; đặc biệt là nhân lực cho các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn, công nghệ mới, các ngành đem lại vị thế, ưu thế cạnh tranh cho đất nước trên trường quốc tế. Đây là đòi hỏi lớn và khó đối với ngành giáo dục nhưng với truyền thống lịch sử dân tộc và lịch sử ngành giáo dục, Bộ trưởng tin tưởng trong tương lai, giáo dục nước ta sẽ viết tiếp những kỳ tích lớn.

Nhìn ra thế giới, Bộ trưởng đánh giá, giáo dục toàn cầu cũng đứng trước thách thức bởi sự bùng nổ về tri thức, trí tuệ nhân tạo, người máy, internet vạn vật, dữ liệu lớn, siêu máy tính, trường học ảo với các phương pháp và công cụ sư phạm mới. “Những nhân tố mới xuất hiện khiến cho nhiều người đặt câu hỏi, nghi ngờ sự tồn tại của giáo dục trường học và vai trò những người thầy trong tương lai. Chúng ta cần đối mặt với thách thức, không lảng tránh, không sợ hãi. Chúng ta đứng vững trên nền tảng của khoa học giáo dục và bản lĩnh của người thầy để đón nhận những điểm lợi thế của thời đại; tranh thủ lợi thế để phát triển nhanh hơn. Trí tuệ nhân tạo không và không thể thay thế con người, vai trò nhà giáo không thể thay thế” – Bộ trưởng tiếp tục khẳng định.

Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM tặng hoa tri ân giảng viên

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng cần coi trí tuệ nhân tạo và các phương tiện số mới là những công cụ sắc bén, hữu hiệu mới. Công cụ và vũ khí càng sắc bén lợi hại thì càng cần người sử dụng chúng có năng lực tư duy cao hơn, kỹ năng tốt hơn. Nền giáo dục mới sẽ thất bại nếu chỉ chạy theo trang bị kiến thức nhưng sẽ là sai lầm nếu lại buông bỏ hoàn toàn kiến thức. Cần trang bị những kiến thức cơ bản để học sinh lấy đó làm công cụ cho tư duy, dạy cho các em khả năng thích ứng và tự học để phát triển bản thân; bởi trước mắt là 4.0, rồi 5.0 và nhiều nữa trong tương lai.

Trước những thách thức mới của giáo dục, các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cũng cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội để toàn thể lực lượng nhà giáo phát triển. Thách thức càng lớn nhà giáo lại cần quay về củng cố vững chắc các giá trị cốt lõi của người thầy để kiến tạo một tầng lớp trí thức mới, một đội ngũ nhà giáo mới. Bộ trưởng nhấn mạnh, những giá trị từ truyền thống, tinh thần bao dung, vị tha, hy sinh, sự yêu thương con người; tinh thần tự học, tự thích ứng, luôn đổi mới, vượt qua các giới hạn để dẫn dắt học trò… là các giá trị vĩnh hằng để người thầy xứng đáng là người thầy trong mọi thời đại. Phẩm chất cũ, kỹ năng lẫn tư duy mới, thêm công cụ ngoại ngữ, công cụ số là những điều nhà giáo cần nắm chắc. Đổi mới giáo dục ở chặng đường tiếp theo về thực chất là sự đổi mới ở chiều sâu của chính lực lượng nhà giáo.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)