Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần tuyển, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn cũ nhưng chưa đạt chuẩn mới

Tạp Chí Giáo Dục

Đ có ngun tuyn giáo viên thi gian ti, trong nhiu gii pháp đưc đưa ra, B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn đ xut vic tm tuyn đi tưng giáo viên đt tiêu chun cũ nhưng chưa đt tiêu chun mi; đng thi đ ra l trình bi dưng, nâng chun cho các đi tưng này đ đt chun mi vào năm 2030.


B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn phát biu trong mt hi tho

Đây là số giáo viên theo chuẩn cũ được đào tạo ở các trường CĐ, chưa đáp ứng được chuẩn mới. Với sức “nóng” của câu chuyện thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc thời gian qua thì vấn đề cải thiện thu nhập, chế độ đãi ngộ cũng như nhiều giải pháp đảm bảo nguồn tuyển giáo viên cho giai đoạn tới liên tục được đem ra “mổ xẻ”.

Tm tuyn và nâng chun

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, từ nay đến năm 2026 cả nước còn thiếu 107.000 giáo viên và trong tình hình tinh giản biên chế mà ngành giáo dục vẫn được Chính phủ bố trí bổ sung 65.000 chỉ tiêu giáo viên, đây là sự ưu ái rất lớn. Bộ trưởng cho rằng, con số 107.000 này, ngành giáo dục đang tính theo thực tế; tức các vùng miền núi, các điểm trường xa cũng có thể có những lớp học không theo chuẩn mà số học sinh sẽ ít hơn. Sự chênh lệch giữa nông thôn và miền núi hiện nay với tỷ lệ học sinh vùng đô thị cũng rất lớn.

Để có nguồn tuyển, trong nhiều giải pháp được đưa ra, Bộ GD-ĐT cũng đề xuất việc tạm tuyển đối tượng giáo viên đạt tiêu chuẩn cũ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn mới, đồng thời đề ra lộ trình bồi dưỡng, nâng chuẩn cho các đối tượng này để đạt được tiêu chuẩn mới vào năm 2030.

Bộ trưởng cho hay, theo Luật Giáo dục năm 2019, chúng ta mong muốn nâng chuẩn giáo viên và có một hiện tượng là số giáo viên theo chuẩn cũ được đào tạo ở các trường CĐ ra chưa đáp ứng được chuẩn mới. Theo lộ trình từ nay đến 2030, cần hoàn tất việc bồi dưỡng nâng chuẩn. Dựa trên đề xuất của nhiều địa phương, Bộ trưởng đề xuất việc tạm tuyển số lượng giáo viên theo chuẩn cũ, bên cạnh đó, đẩy mạnh bồi dưỡng để đến năm 2030 số giáo viên này có thể đạt chuẩn. Đến thời điểm đó, nếu các trường hợp này không đạt chuẩn thì có thể chấp nhận không tham gia vào đội ngũ.


Giáo viên Trưng Mm non Thiên Ân 3 (TP.Th Đc) trong mt gi dy tr làm quen vi cách chế biến món ăn

Để có nguồn tuyển tốt, bộ cũng đã tính đến nhiều giải pháp như: Nâng cao năng lực của các trường ĐH sư phạm, chỉ tiêu (đặc biệt ở các ngành đào tạo cho những môn học mới thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới). Bộ trưởng nhận định, hai năm qua, số học sinh vào học sư phạm cũng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 116 về việc đặt hàng các trường ĐH sư phạm để đào tạo giáo viên cho thấy trong quá trình thực hiện cũng còn một số vướng mắc. Chẳng hạn còn nhiều địa phương đến thời điểm hiện nay không dám đặt hàng với rất nhiều lý do khác nhau. Bộ cũng đang tiến hành rà soát những nội dung liên quan đến Nghị định 116 để các địa phương có thể triển khai đặt hàng đào tạo giáo viên.

Rà soát, sp xếp li mng lưi cơ s giáo dc

“Chúng tôi cũng nhận thấy, một trong những khâu cần thiết giải quyết tình trạng thiếu giáo viên là rà soát sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Việc này, Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo trong hai năm qua và đã thu được một kết quả khá khả quan; tuy nhiên cần tiếp tục thực hiện vì ở mỗi địa phương, việc rà soát sắp xếp còn khác nhau. Bộ cũng đã có sơ kết vấn đề này vào năm 2021, trong đó nhận thấy nhiều địa phương cũng đã làm rất tốt nhưng có địa phương cũng còn tình trạng rà soát sắp xếp một cách tương đối cơ giới. Mong các địa phương trong quá trình rà soát sắp xếp cũng không máy móc, cứng nhắc” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một vấn đề nữa được Bộ trưởng đề cập là cải thiện môi trường làm việc và hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên. Bộ trưởng mong xã hội, phụ huynh cùng chia sẻ, đồng hành với ngành giáo dục. Về phía Bộ GD-ĐT, cũng sẽ tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thể chế chính sách liên quan đến nhà giáo; trong đó, vấn đề tăng lương, nâng phụ cấp ưu đãi, đặc biệt cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học được thực hiện cấp bách để giải quyết vấn đề đời sống giáo viên.

Được biết, Bộ GD-ĐT đang dự thảo tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo; tạo sự công bằng, minh bạch trong việc xem xét, chi trả chế độ phụ cấp.

Đa phương không nên máy móc, cng nhc

“Chúng tôi nhận thấy, một trong những khâu cần thiết giải quyết tình trạng thiếu giáo viên là rà soát sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Việc này, Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo trong hai năm qua và đã thu được một kết quả khá khả quan; tuy nhiên cần tiếp tục thực hiện vì ở mỗi địa phương, việc rà soát sắp xếp còn khác nhau. Bộ cũng đã có sơ kết vấn đề này vào năm 2021, trong đó nhận thấy nhiều địa phương cũng đã làm rất tốt, nhưng có địa phương cũng còn tình trạng rà soát sắp xếp một cách tương đối cơ giới. Mong các địa phương trong quá trình rà soát sắp xếp cũng không máy móc, cứng nhắc” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Theo Luật Giáo dục 2019, chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non là CĐ, giáo viên mầm non hạng III hưởng theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ công chức loại A0 có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89. Với mức phụ cấp 35%, thu nhập giáo viên mầm non thấp hơn nhiều so với giáo viên các cấp học khác có cùng thời gian công tác.

Do đó, trong dự thảo tờ trình này, Bộ GD-ĐT đề xuất phương án quy định mức phụ cấp đối với giáo viên mầm non. Cụ thể là: Nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%; giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%. Với mức đề xuất này, có khoảng hơn 200 nghìn giáo viên mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh.

Thc Trân

Bình luận (0)