Chia sẻ với bà con nông dân về tình hình nuôi lợn hiện nay, nguyên nhân dư thừa lợn, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường có nguyên nhân do sức sản xuất của ta trong thời gian qua tăng trưởng quá nhanh.
Khẳng định thực phẩm Việt Nam đã cơ cấu thành phần, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn dụ, trước đây cỗ Việt Nam luôn có thịt lợn, giờ trong mâm cỗ còn có trứng, sữa, thịt bò…
Sáng nay Quốc hội tiến hành phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. Mở đầu phiên họp, đã có 68 ĐB đăng ký chất vấn bộ trưởng:
ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Bình Phước) nêu: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa chưa được giải quyết, giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
ĐB Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) đặt hai câu hỏi: Căn cứ vào đâu bộ quy hoạch dự báo ngành chăn nuôi, phê duyệt tổng đàn lợn đến năm 2015 là 32,2 triệu con, đến 2020 là 34,4 triệu con? Theo số liệu thống kê hàng năm, năm 2015 tổng đàn lợn mới chỉ đạt được hơn 27,7 triệu con và 2016 đạt hơn 29 triệu con, thấp hơn nhiều so với quy hoạch nhưng thị trường lại dư thừa hàng chục triệu con và giá cả giảm sút thảm hại, người chăn nuôi thua lỗ nặng. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp và trách nhiệm của bộ?
Theo ĐB Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh), do lượng thịt dư thừa quá lớn dẫn đến giá lợn lao dốc không phanh. Giải pháp căn cơ của bộ để giải quyết vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề chung của chúng ta. Sức sản xuất của Việt Nam lớn, tuy nhiên khâu tổ chức thị trường và chế biến, tiêu thụ kém. Để hội nhập thị trường thế giới, quy chuẩn, giá thành và các yêu cầu khác phải tổ chức lại. Cần từng ngành hàng có công tác tổ chức, chế biến đầu tư, quản lý hơn nữa. Không thể tránh khỏi nơi này thừa cái này nơi kia thiếu cái kia.
Chia sẻ với bà con nông dân về tình hình nuôi lợn hiện nay, nguyên nhân dư thừa lợn, theo Bộ trưởng có hai nguyên nhân chính: Sức sản xuất của ta trong thời gian qua sản phẩm tăng trưởng quá nhanh, trong 10 năm qua tăng trên 3,6 lần. Riêng lợn còn tăng trưởng nhanh hơn. Cách đây 10 năm Việt Nam thấp nhấp trong ASEAN với 2 triệu con, bây giờ là 4,2 triệu con. Thứ hai, thực phẩm Việt Nam đã cơ cấu thành phần, trước đây cỗ Việt Nam luôn có thịt lợn, giờ trong mâm cỗ còn có trứng, sữa, thịt bò…. Tổ chức ngành hàng của chúng ta chưa tốt. Đến nay vẫn còn 3 triệu hộ chăn nuôi. Chúng ta vẫn phải duy trì vì không thì nông dân biết phải làm gì?
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)