Sự kiện giáo dụcTin tức

Bộ trưởng Tài chính: Giá xăng cần giảm ngay

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Bộ Tài chính đã trình phương án giảm giá và tăng thuế nhập khẩu xăng, sẽ triển khai ngay khi được Chính phủ chấp thuận – Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định với chúng tôi tại hành lang Quốc hội chiều 16/10.

> Vì sao doanh nghiệp chần chừ giảm giá xăng?

– Giá dầu thế giới liên tục xuống thấp, tại sao trong nước vẫn chưa giảm giá xăng, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (bên trái) liên tục phải trả lời các câu hỏi về giá xăng, ngay cả khi trò chuyện với các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Thanh Thủy.

 

– Giá xăng tăng thì nhanh, khi giảm lại chậm thế? Câu hỏi này nhiều người đã đặt ra. Có nhiều nguyên nhân. Chính phủ đã để giá ở mức thấp lâu quá. Đến cuối 2007, đầu 2008, định điều chỉnh để giá xăng dần theo cơ chế thị trường, nhưng gặp vấn đề lạm phát nên dừng lại. Cuối tháng 7 năm nay, giá dầu thế giới cao, theo kế hoạch trong nước sẽ tăng giá xăng theo hai bước. Bước một tăng 4.500 đồng lên 19.000 đồng (một lít A92). Tăng như thế chưa đủ, dự định phải thêm một bước nữa mới có thể đi theo thị trường. Nhưng sau đó bất ngờ giá xuống. Lẽ ra, Nhà nước phải áp thuế, nhưng vì ưu tiên lạm phát nên đã quyết định giảm giá. Câu chuyện điều tiết theo thị trường vẫn chưa thực hiện được.

Về phía doanh nghiệp, từ cuối năm ngoái đầu năm nay, đã không được nâng giá sát thị trường, phải chia sẻ gánh nặng kiềm chế lạm phát. Không chỉ dầu, mà xăng họ cũng lỗ. Lỗ cũ còn đang treo đấy, trong khi không được Nhà nước bù. Tại thời điểm tăng giá xăng lên 19.000 đồng, họ vẫn lỗ. Bây giờ giá xuống, tạo điều kiện đưa giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Nhà nước sẽ chớp cơ hội điều chỉnh cho phù hợp.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: “Khung thuế nhập xăng tối đa là 40%, nhưng hiện mình vẫn áp mức 5%. Khi VN tăng giá lên 19.000 đồng, giá ở Campuchia là 23.000 đồng. Nay điều chỉnh xuống 16.500, họ vẫn là 20.000. Quanh mình có nước bằng, nhưng (giá xăng) Campuchia và Singapore cao hơn nhiều.

Có một vấn đề cần nói rõ. Doanh nghiệp chấp hành nghiêm yêu cầu của Chính phủ về an ninh năng lượng. Bình thường, dự trữ xăng dầu trong lưu thông là 20 ngày, sau đó là 25 ngày, rồi vì yêu cầu an ninh năng lượng lại tăng lên 30 ngày. Vì vậy, họ phải mua bình quân của 30 ngày trước để bán trong giai đoạn này. Cứ quay vòng như thế. Nếu nhập về thời điểm này, tính ra họ lãi rất lớn. Nhưng bình quân 30 ngày trước thì không phải như thế. Khi điều chỉnh cũng phải tính giá bình quân. Và phải dành cho họ một khoản để bù cho phần lỗ từ cuối năm ngoái, 1.000 đồng mỗi lít.

– Vậy phương án điều hành thị trường xăng dầu sẽ theo hướng nào?

– Nếu giá thế giới như hiện nay, khả năng sẽ giảm giá và tăng thuế. Mức giảm thế nào còn tùy vào thời điểm và phải tính bình quân 30 ngày. Điều hành phải linh hoạt. Về phía doanh nghiệp, cũng phải công bố cho họ biết thuế sẽ tăng lên bao nhiêu và dành bao nhiêu cho họ để bù lỗ. Còn hai khoản lỗ của doanh nghiệp đang treo đó mà Nhà nước không bù, là xăng và mazut. Nếu chấp nhận bù lỗ nhanh thì mức giá khác. Nhưng Nhà nước quyết định chỉ cho họ dành ra 1.000 đồng mỗi lít để bù lỗ. Với mức bù như vậy, có doanh nghiệp phải mất 6 tháng tới 1 năm để giải quyết lỗ cũ.

– Thời điểm nào là thích hợp để áp thuế và hạ giá bán lẻ, thưa ông?

– Phải làm ngay, cả giá và thuế.

– Nhưng quyền ấn định giá đã trao cho doanh nghiệp. Trong trường hợp họ không đăng ký giảm, Bộ sẽ xử lý thế nào?

– Nếu họ không đăng ký, sẽ buộc họ phải làm. Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình hình. Bộ Tài chính đã trình phương án. Quyết định sẽ phụ thuộc vào Thủ tướng.

Song Linh (Theo VNE)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)