Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Boeing thử nghiệm tàu vũ trụ Starliner

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Tập đoàn Boeing của Mỹ ngày 4/11 thông báo đã thử thành công tàu vũ trụ Starliner – dự kiến sẽ là phương tiện để đưa các phi hành gia người Mỹ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Cuộc thử nghiệm diễn ra ở sa mạc New Mexico và kéo dài khoảng 95 giây. Tàu Starliner được đặt trên một bệ phóng nhỏ với 4 động cơ để mô phỏng tình huống khẩn cấp, trong đó tàu được gắn trên đỉnh quả tên lửa, cần phải nhanh chóng tách ra để đưa các phi hành gia trở về Trái Đất an toàn. 
Tàu vũ trụ Starliner của Boeing được phóng thử nghiệm trên sa mạc New Mexico ngày 4/11/2019.
Tàu vũ trụ Starliner của Boeing được phóng thử nghiệm trên sa mạc New Mexico ngày 4/11/2019.
Trong cuộc thử nghiệm, 4 động cơ của bệ phóng đã được kích hoạt và phóng Starliner lên bầu trời với tốc độ tối đa. Sau 20 giây, chỉ có 2 trong số 3 chiếc dù chính của tàu bung ra. Tàu vũ trụ nhẹ nhàng giảm độ cao và hạ cánh xuống sa mạc tại khu vực đã được đệm những túi khí lớn. 
Trong báo cáo đánh giá sơ bộ, ông John Mulholland – người phụ trách dự án tàu vũ trụ Starliner, khẳng định "nhóm thử nghiệm và tàu vũ trụ đã thực hiện hoàn hảo" nhiệm vụ của mình. Tuyên bố của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng cho rằng việc chỉ có 2 trong 3 chiếc dù hoạt động là "có thể chấp nhận được đối với các thông số thử nghiệm và độ an toàn của phi hành đoàn". Trong khi đó, Boeing thừa nhận đã có một "sự bất thường trong việc triển khai… vẫn còn quá sớm để xác định lý do tại sao cả ba chiếc dù chính không cùng hoạt động". 
Boeing hiện đang cùng SpaceX và NASA nghiên cứu chế tạo tàu vũ trụ để đưa các phi hành gia lên ISS. Kể từ khi chương trình Tàu con thoi của Mỹ kết thúc vào năm 2011, mới chỉ có Nga với hệ thống tàu Soyuz có khả năng đi từ Trái Đất đến ISS. Boeing đang lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ Starliner lên ISS vào ngày 17/12 tới, trong bối cảnh SpaceX đã thực hiện hành trình này với tàu con thoi Crew Dragon hồi tháng 3 vừa qua. 
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)