Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Bồi đắp lý tưởng cách mạng cho giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhm giáo dc v ci ngun lch s ca dân tc, v tình yêu quê hương đt nưc, bi đp lý tưng cách mng cho đi ngũ cán b, giáo viên, nhân viên, Chi b Trưng THPT Dương Văn Thì (TP.Th Đc) va t chc chuyến đi v ngun ti Côn Đo.


Cán b, giáo viên, nhân viên nhà trưng viếng nghĩa trang Hàng Dương

Tại đây, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã dâng hương, dâng hoa tại nghĩa trang Hàng Dương; tham quan hệ thống di tích nhà tù Côn Đảo…

Nhng câu chuyn lch s xúc đng

Huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) ngày nay không chỉ là một hòn đảo anh hùng, theo cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, từng viết trong một đoạn trích khi trở lại thăm Côn Đảo: Côn Đảo ngày nay là một bàn thờ thiêng của Tổ quốc. Nơi để cho tất cả các thế hệ hôm nay và mãi mãi về sau hướng về, tìm đến nơi này, giáo dục cội nguồn lịch sử của dân tộc. Và cũng chính là nơi để tri ân các bậc tiền nhân, các vị anh hùng liệt sĩ đã từng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc đang yên nghỉ trên mảnh đất này… Chị Phạm Đỗ Hoàng Dung (thuyết minh viên Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo) thông tin, nghĩa trang Hàng Dương gồm 1.922 phần mộ của các liệt sĩ, chia thành 4 khu A, B, C, D. Trong đó, 714 phần mộ đã xác định được danh tính, còn lại là khuyết danh. Đây cũng là nơi an nghỉ của 14 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như liệt sĩ Võ Thị Sáu, liệt sĩ Lê Văn Việt, liệt sĩ Lưu Chí Hiếu, liệt sĩ Hồ Văn Nam, liệt sĩ Trần Văn Thời… Hệ thống di tích nhà tù Côn Đảo gồm có 8 trại giam. Trong thời kỳ Mỹ ngụy (giai đoạn 1973-1974), nơi đây giam cầm đến gần 10.000 tù nhân. Nhà tù Côn Đảo từng là nơi giam giữ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Lê Hồng Phong; cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa… Chuồng cọp Pháp được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1940, sau 30 năm bị ém giấu được phát hiện vào ngày 2-7-1970 do phái đoàn Nghị sĩ Mỹ từ những tố cáo của 5 học sinh, sinh viên đã từng bị giam giữ tại Côn Đảo. Trong chuồng cọp Pháp gồm 120 phòng giam với chắn song sắt bên trên, 60 phòng tắm nắng không mái che là nơi để hành hạ, tra tấn người tù. Đây cũng là nơi kết thúc thất bại chiến dịch ly khai của địch (từ năm 1957-1961), đàn áp gần 2.000 người tù chính trị.

Từng bị giam cầm tại phòng giam số 35 ở chuồng cọp Pháp, khi trở lại thăm Côn Đảo, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã chia sẻ: Khi bị đày ra Côn Đảo là xác định rằng chỉ có đi chứ không thể về. Vì vậy, mỗi người tù luôn xác định hai điều: Đất nước nhất định sẽ thống nhất; ngày đất nước thống nhất chưa chắc đã có mình. Từ đó, luôn quan niệm rằng “Đảng đã trao Đảng cho ta, ta phải giữ ta cho Đảng”. Vì thế mà những hình thức tra tấn tại nhà tù Côn Đảo có dã man đến đâu cũng không thể làm mất đi ý chí đấu tranh của những người con ưu tú.


Đoàn thăm tri giam Phú Tưng

Sau khi được phát hiện, dưới sức ép của dư luận trong và ngoài nước, ngày 1-8-1970, ngụy quyền Sài Gòn đã thông báo với thế giới về việc không tiếp tục sử dụng chuồng cọp Pháp. Tuy nhiên, đến năm 1971, Mỹ ngụy đã đưa vào hoạt động một trại giam khác có tên gọi là trại Phú Bình với hệ thống chuồng cọp Mỹ. Tại đây, chúng đã dùng nhiều hình thức dã man để tra tấn tù nhân chính trị… “Thời thực dân Pháp sử dụng những hình thức tra tấn thời trung cổ để cướp đi sinh mạng người tù. Tuy nhiên, đến thời Mỹ ngụy, hình thức tra tấn nhằm vào lý tưởng, ý chí đấu tranh của tù nhân, do đó các hình thức tra tấn đánh vào đòn tâm lý để đàn áp tù nhân”, chị Hoàng Dung cho hay.

Ngày 1-5-1975, ngay sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975), Côn Đảo được giải phóng. Hơn 7.000 người tù đang bị giam giữ tại hệ thống nhà tù Côn Đảo với gần 500 người là nữ tù đã được trả tự do. Sáng ngày 4-5-1975, Sư đoàn quân Sao Vàng đã được cử ra tiếp quản Côn Đảo. Trên hai chuyến tàu V609, V683 của Sư đoàn quân Sao Vàng còn mang theo 500 tấm ảnh Bác Hồ, được những người tù chính trị đưa vào từng phòng, từng trại giam trên Côn Đảo làm lễ truy điệu… Đó cũng là lần đầu tiên những người tù chính trị nhìn thấy di ảnh Bác.

Hơn c mt chuyến đi…

Gọi chuyến về nguồn tại Côn Đảo là hành trình trưởng thành thêm về lý tưởng cách mạng của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cô Nguyễn Thị Thanh Trúc (Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì) cho biết chuyến đi mang nhiều ý nghĩa về giáo dục lý tưởng cách mạng, tình yêu quê hương đất nước đối với mỗi thầy cô. Chuyến đi như một hành trình để mỗi người nhìn lại, trân quý giá trị của hòa bình, độc lập từ những hy sinh, mất mát, đánh đổi của biết bao thế hệ cha anh đi trước. Qua đó càng không ngừng phấn đấu trong học tập, công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ để xứng đáng với những hy sinh mất mát đó. “Mỗi địa chỉ đỏ, mỗi câu chuyện lịch sử trong chuyến về nguồn đều có thể trở thành tư liệu để thầy cô lồng ghép giáo dục học sinh về tình yêu quê hương đất nước, về lý tưởng cách mạng trong những bài giảng trên lớp. Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng thông tin, tư tưởng từ mạng xã hội, những bài học đó sẽ tạo ra sức đề kháng cho các em trước những thông tin xấu, độc”, cô Trúc cho biết thêm.

Lần đầu đặt chân đến vùng đất thiêng Côn Đảo, cô Ngô Thị Lan (Tổ trưởng Tổ lịch sử) rất xúc động khi nghe những câu chuyện lịch sử về Côn Đảo; được đặt chân đến những nơi mà các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những anh hùng liệt sĩ – cô đã dạy trong các bài học lịch sử trên lớp – từng bị tù đày, giam giữ, cô cảm nhận sâu sắc hơn nữa về sự hy sinh của các liệt sĩ. Trong suốt chuyến đi, qua mỗi địa chỉ đỏ, cô Lan đều ghi lại hình ảnh, video để làm tư liệu giảng dạy môn lịch sử. Những thông tin, tư liệu quý giá về các nhân vật lịch sử, câu chuyện lịch sử này sẽ được cô trình chiếu, lồng ghép cụ thể khi dạy về bài học các đời Tổng Bí thư, về người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt về hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ để bài dạy lịch sử thêm sâu sắc, ý nghĩa. “Qua những tấm gương hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng sẽ giáo dục học sinh về tình yêu quê hương đất nước; nhắc nhở các em về giá trị của hòa bình, độc lập ngày hôm nay đã được đánh đổi bằng rất nhiều xương máu của các thế hệ ông cha đi trước; tiếp thêm cho các em nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời nhắc nhở các em phải nỗ lực hơn nữa trong học tập, lao động, nỗ lực sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, cô Lan chia sẻ.

Cô Nguyễn Thụy Thanh Tâm (Tổ trưởng Tổ ngữ văn) cho hay, sau chuyến đi Tổ ngữ văn đã lên kế hoạch: tới đây khi dạy môn ngữ văn lớp 10, 11 về các chủ đề anh hùng, tình yêu Tổ quốc sẽ được thầy cô lồng ghép những tư liệu, hình ảnh, câu chuyện lịch sử từ chuyến về nguồn Côn Đảo, bồi đắp thêm cho học sinh tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc, có hành động và nhận thức rõ ràng hơn.

Cô Tâm nhìn nhận, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Hơn bao giờ hết giáo viên phải đóng vai trò định hướng, dẫn dắt để các em có sức đề kháng trước những luồng tư tưởng, thông tin xấu độc. Muốn vậy, chính bản thân giáo viên phải có tư tưởng vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng. Đồng thời phải nêu gương trong hành động, tư tưởng. Do đó, chuyến về nguồn trên hết đã bồi đắp cho mỗi giáo viên thêm vững vàng hơn về lý tưởng cách mạng, từ đó kiên định hơn nữa với mục tiêu đổi mới giáo dục.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)