Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Các bc cha m hãy khéo léo lng ghép bi dưng cm xúc thm m trong quá trình giáo dc con đ giúp tr phát trin nhân cách toàn din.

nh minh ha. Ảnh: IT

Khi có cảm xúc thẩm mỹ, trẻ sẽ nhìn nhận cuộc đời đáng yêu hơn, đẹp hơn, đáng sống và có những hành vi tương xứng để xây dựng cuộc sống của mình tươi đẹp hơn. Cảm xúc thẩm mỹ thể hiện qua ngôn từ, màu sắc, âm thanh và những hành động đẹp. Các bậc cha mẹ hãy khéo léo lồng ghép bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ trong quá trình giáo dục con để giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện.

Theo tâm lý học lứa tuổi, trẻ em từ 3 tuổi trở lên cảm xúc thẩm mỹ đã bắt đầu hình thành và giúp chúng bày tỏ, thổ lộ những mong muốn của bản thân. Nhờ trí cảm xúc thẩm mỹ trẻ có thể sáng tạo ra nhiều điều và phá tan sự đơn điệu, tẻ nhạt trong cuộc sống. Đồng thời, cảm xúc thẩm mỹ giúp trẻ có động lực cho toàn bộ hành động của mình. Chẳng một đứa trẻ bình thường nào lại không mong muốn mình ngày càng đẹp hơn về hình thức lẫn tâm hồn trong mắt mọi người. Do đó, trau dồi cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ chính là đặt nền móng tốt đẹp cho sự thành đạt sau này. Các nhạc sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ tài hoa gặt hái những thành công trong xã hội… đều xuất phát từ sự dồi dào về cảm xúc thẩm mỹ.

Tuy nhiên, cảm xúc thẩm mỹ không phải do bẩm sinh, di truyền hay tự nhiên có sẵn mà phải được bồi dưỡng từ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên:

Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi mang tính sáng tạo, hướng tới tính thẩm mỹ cao. Vui chơi là hoạt động chủ đạo vô cùng cần thiết của trẻ. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ cảm xúc thẩm mỹ ra chủ đề và nội dung của các trò chơi, tự làm các đồ chơi từ những nguyên vật liệu có sẵn trong nhà như làm diều, xếp hộp quà, làm hoa… Như vậy, đời sống cảm xúc thẩm mỹ của trẻ sẽ càng thêm phong phú. Cảm xúc thẩm mỹ luôn gắn với sự sáng tạo. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tích cực hành động chứ không nên gò ép trẻ vào những khuôn mẫu cứng nhắc.

Giáo dục cảm xúc thẩm mỹ từ thực tế: Cha mẹ đưa trẻ đi du lịch, xem triển lãm tranh để trẻ có cơ hội ngắm những bức tranh mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Tạo điều kiện để trẻ sống trong môi trường âm nhạc phù hợp với lứa tuổi và khả năng cảm nhận của trẻ. Cho trẻ sống hòa mình với thiên nhiên để trẻ quan sát thế giới tự nhiên. Trẻ sẽ cảm nhận được cái đẹp từ những điều rất đỗi thân quen và gần gũi trong cuộc sống.

Khuyến khích trẻ có những hành động đẹp: Cảm xúc thẩm mỹ được cụ thể hóa sinh động qua từng lời nói, việc làm. Trẻ biết chào hỏi, ăn nói lễ phép, trong ứng xử biết kính trên nhường dưới, thấy người gặp hoạn nạn là ra tay giúp đỡ… Đó là những hành vi chứa đựng yếu tố thẩm mỹ rất cao. Vì thế, khi trẻ có cơ hội hãy khuyến khích trẻ phát huy lối sống đẹp và tuyên truyền, lan tỏa để các bạn đồng trang lứa cùng thực hiện.

Cảm xúc thẩm mỹ là thể hiện tình yêu với cái đẹp, hành động vì cái đẹp. Nên trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ đồng hành với con để chúng được cảm nhận một cách sâu sắc và hiểu được ý nghĩa thiết thực của yếu tố thẩm mỹ trong cuộc sống. Làm giàu tâm hồn trẻ bằng những câu chuyện ngụ ngôn, câu chuyện cổ tích. Giúp trẻ diễn đạt qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trang bị cho con hệ thống vốn từ phong phú, sinh động để trẻ diễn đạt những cảm xúc của mình.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)