Y tế - Văn hóaThư giãn

Bồi dưỡng thể chất và văn hóa cho trẻ em

Tạp Chí Giáo Dục

Tr em không ch đưc chăm sóc v dinh dưng, hc hành, mà còn cn chăm lo v th cht và tinh thn, thông qua nhng hot đng th dc th thao (TDTT), văn hóa văn ngh trong đi sng thưng ngày.

Hot đng th dc th thao và văn hóa văn ngh s đưc đy mnh nhm to điu kin cho tr em rèn luyn sc khe và bi dưng tâm hn

Bo v tr trưc nhng thách thc công ngh

Đây là vấn đề được đặt ra tại chương trình “Tọa đàm Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trong lĩnh vực văn hóa và thể thao” do Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) TP.HCM phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 25-10 vừa qua.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền (chuyên viên Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở VH-TT TP) bày tỏ sự ưu tư trước những thách thức do ảnh hưởng của công nghệ 4.0 khiến trẻ em nghiện game, nghiện mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến việc học tập, thậm chí có trường hợp bị tác động tiêu cực đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Bảo vệ trẻ trước những thách thức này, bà Hiền cho biết 24 quận huyện đều có câu lạc bộ và lớp năng khiếu về TDTT để trẻ em tham gia rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt TP còn tổ chức nhiều hoạt động và giải TDTT cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, giải vô địch học sinh (HS) và Hội khỏe Phù Đổng, các hoạt động thể thao hè, phong trào phổ cập bơi phòng chống đuối nước, ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân…

Song song với nỗ lực phát triển thể chất cho các em, lĩnh vực giải trí văn hóa, văn nghệ cũng được chú trọng thông qua nhiều chương trình biểu diễn trong các dịp hè hoặc lễ tết, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và góp phần định hướng nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em thiếu nhi. Ông Ngô Y Đan (đại diện Phòng Văn hóa Nghệ thuật, Sở VH-TT TP) cho biết, hàng năm Sở VH-TT TP đã phối hợp với các đơn vị nghệ thuật xây dựng những chương trình tổng hợp ca múa nhạc; chương trình xiếc, rối; cải lương, hát bội, đờn ca tài tử; kịch nói và chiếu phim phục vụ thiếu nhi, HS ở cả nội thành và ngoại thành. Hàng năm, Sở VH-TT TP còn phân bố các suất diễn tại Sân khấu IDECAF, Sân khấu Hồng Hạc, nhóm biểu diễn âm nhạc dân tộc, nhóm đờn ca tài tử để biểu diễn phục vụ HS các cấp trên địa bàn TP. Đồng thời phối hợp với Sở GD-ĐT đưa nghệ thuật truyền thống vào trường học… Tuy các chương trình hết sức phong phú, nhưng đa phần tập trung vào các dịp hè hoặc lễ tết, trong khi các dịch vụ giải trí hiện đại mang tính công nghệ (điện thoại thông minh, iPad) ngày càng thu hút trẻ em với các trò chơi trực tuyến hấp dẫn. Bà Hiền khuyến cáo đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em ít quan tâm đến các loại hình trò chơi mang tính truyền thống, dân gian.

Chung tay bi dưng mm non tương lai

Để công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực văn hóa, thể thao ngày càng đạt được hiệu quả tích cực, các đại biểu đã bàn bạc nhiều giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình ở từng đơn vị. Tiêu biểu, trong lĩnh vực hoạt động văn hóa văn nghệ, ông Đan đề xuất tăng cường đầu tư xây dựng mới các chương trình nghệ thuật có chất lượng chuyên môn cao, phối hợp với nhiều loại hình nghệ thuật hấp dẫn để dàn dựng. Đặc biệt cần chú trọng đầu tư sáng tác những tác phẩm có chất lượng mang đậm tính giáo dục, vui tươi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Tuy nhiên, để lĩnh vực này ngày càng phát triển, ông Đan đề nghị hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị xã hội hóa cùng tham gia biểu diễn phục vụ thiếu nhi với hình thức sân khấu học đường tại tất cả các quận huyện.

Với vai trò là Phó Trưởng phòng Quản lý TDTT (Sở VH-TT TP), bà Trần Mai Thúy Hồng đề xuất tăng cường truyền thông cho phụ huynh và trẻ em nhằm hình thành thói quen rèn luyện TDTT từ nhỏ; đổi mới phương thức trong công tác liên tịch với ngành GD-ĐT nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục thể chất trong trường học; đầu tư cơ sở vật chất cho TDTT từ cơ sở đến TP, đa dạng hóa các phương pháp cũng như bài tập để tạo hứng thú cho trẻ. Đồng thời cần mở rộng đối tượng và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động, các giải thể thao ở trong và ngoài nước; có chế độ chính sách đặc biệt cho những vận động viên xuất sắc… Bên cạnh các đề xuất phát triển TDTT, văn hóa văn nghệ, các đại biểu còn bàn bạc nhiều giải pháp về đẩy mạnh phong trào rèn luyện TDTT cho trẻ khuyết tật, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo hành trẻ em…

Ghi nhận những ý kiến đóng góp tại chương trình tọa đàm, ông Trần Thanh Vương (Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở VH-TT TP.HCM) khẳng định, sắp tới đơn vị sẽ phối hợp với các quận huyện để triển khai tốt hơn với những giải pháp cụ thể ở cả hai lĩnh vực. Trong đó, chú trọng xây dựng những tác phẩm văn hóa nghệ thuật chất lượng phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi; quan tâm đầu tư đúng mức đến các hoạt động TDTT, dụng cụ  thể thao; đầu tư kinh phí cho các hoạt động TDTT, văn hóa văn nghệ không chỉ trong dịp hè. Đồng thời tích cực tháo gỡ những khó khăn hiện có và nhân rộng những mô hình văn hóa văn nghệ, TDTT hiệu quả.

Bài, ảnh: Bích Vân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)