Nhằm trang bị cho học sinh dân tộc thiểu số vốn Tiếng Việt cơ bản, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình bồi dưỡng, tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, trong đó đặc biệt quan tâm tới học sinh mới bước vào lớp 1 biết ít hoặc chưa biết tiếng Việt.
Tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức triển khai thí điểm việc dạy chương trình Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục cho học sinh dân tộc tại 14 lớp của 8 trường Tiểu học huyện vùng cao Chiêm Hóa gồm Yên Nguyên, Hòa Phú, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Ngọc Hội, Phú Bình, Kim Bình, Xuân Quang.
Thực hiện chương trình này, các giáo viên đã hình thành và phát triển vốn từ cơ bản ban đầu cho học sinh về các chủ đề bản thân, gia đình, thế giới động thực vật; hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt dạng ngôn ngữ nói trong môi trường lớp học.
Ngoài ra, các em học sinh còn được học tiếng Việt qua các hoạt động vui chơi, ca hát, đọc thơ, vè, đồng giao, tô vẽ và kể chuyện theo tranh với nhiều chủ đề phong phú và đa dạng…
Qua đó, giáo viên sử dụng các câu đơn giản để miêu tả tranh và cho trẻ luyện tập theo mẫu câu, hoặc hỏi trẻ về những gì trẻ nhìn thấy trong tranh và so sánh với kinh nghiệm thực tế của trẻ. Các giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy đều được tập huấn về chương trình và phương pháp dạy học tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Đồng thời, các trường tiểu học thực hiện chương trình, chỉ đạo giáo viên dạy đúng chương trình Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục được trình bày tại sách thiết kế. Kiến thức cơ bản của chương trình và quy trình lên lớp không thay đổi.
Tuy nhiên, phương pháp dạy học có sự vận dụng sáng tạo và linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh dân tộc.
Ông Hoàng Ngọc Hiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cho biết sau một thời gian thực hiện chương trình tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, các em đã cơ bản biết đọc, biết viết, nắm vững ngữ âm tiếng Việt, nắm vững luật chính tả, tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác, đồng thời thông qua chương trình, giáo viên cũng có tay nghề sư phạm vững vàng hơn./.
Thực hiện chương trình này, các giáo viên đã hình thành và phát triển vốn từ cơ bản ban đầu cho học sinh về các chủ đề bản thân, gia đình, thế giới động thực vật; hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt dạng ngôn ngữ nói trong môi trường lớp học.
Ngoài ra, các em học sinh còn được học tiếng Việt qua các hoạt động vui chơi, ca hát, đọc thơ, vè, đồng giao, tô vẽ và kể chuyện theo tranh với nhiều chủ đề phong phú và đa dạng…
Qua đó, giáo viên sử dụng các câu đơn giản để miêu tả tranh và cho trẻ luyện tập theo mẫu câu, hoặc hỏi trẻ về những gì trẻ nhìn thấy trong tranh và so sánh với kinh nghiệm thực tế của trẻ. Các giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy đều được tập huấn về chương trình và phương pháp dạy học tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Đồng thời, các trường tiểu học thực hiện chương trình, chỉ đạo giáo viên dạy đúng chương trình Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục được trình bày tại sách thiết kế. Kiến thức cơ bản của chương trình và quy trình lên lớp không thay đổi.
Tuy nhiên, phương pháp dạy học có sự vận dụng sáng tạo và linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh dân tộc.
Ông Hoàng Ngọc Hiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cho biết sau một thời gian thực hiện chương trình tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, các em đã cơ bản biết đọc, biết viết, nắm vững ngữ âm tiếng Việt, nắm vững luật chính tả, tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác, đồng thời thông qua chương trình, giáo viên cũng có tay nghề sư phạm vững vàng hơn./.
Theo Khiếu Thư
(TTXVN/Vietnam+)
Bình luận (0)