Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bồi dưỡng về chương trình phổ thông mới

Tạp Chí Giáo Dục

C 7 hiu trưng ph thông có mt ngưi đưc tp hun k cp Trung ương v sách giáo khoa, chương trình giáo dc ph thông mi đ các thy cô này tiếp tc trin khai chương trình đa phương.

Bộ GD-ĐT cho biết, để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bộ đã xây dựng một kế hoạch cụ thể bồi dưỡng 4 đối tượng gồm: giáo viên, hiệu trưởng các trường phổ thông, cán bộ quản lý cấp sở GD-ĐT và giảng viên các trường sư phạm.

Bt đu t ging viên sư phm ngun

Việc bồi dưỡng bắt đầu từ các giảng viên sư phạm nguồn, là những người sẽ phát triển tài liệu và tổ chức việc bồi dưỡng cho 4 đối tượng nói trên. Tiếp đó sẽ bồi dưỡng mở rộng ra cho giảng viên ở các trường sư phạm (là những người trực tiếp tham gia biên soạn, thẩm định tài liệu, tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cấp Trung ương, địa phương). Như vậy, khoảng 1.000 giảng viên sư phạm và giảng viên quản lý giáo dục sẽ tiếp tục bồi dưỡng mở rộng thêm cho các đối tượng khác.

Theo Bộ GD-ĐT, cần triển khai bồi dưỡng cho tất cả các cán bộ trưởng phòng GD-ĐT, cụ thể là 713 người trên toàn quốc cùng với lãnh đạo sở, trưởng phòng giáo dục trung học, trưởng phòng giáo dục tiểu học, ước tính tổng cộng 1.028 người được bồi dưỡng ở cấp Trung ương.

Toàn quốc có 28.000 trường phổ thông, trong tổng số 28.000 hiệu trưởng các trường này, sẽ có 4.000 người được bộ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ để các hiệu trưởng có thể trở thành nòng cốt tiếp tục triển khai chương trình ở địa phương. Như vậy, cứ 7 hiệu trưởng thì có 1 người được tập huấn kỹ ở cấp Trung ương. Và cũng trong số trường phổ thông đó, 7.000 thầy cô là tổ trưởng chuyên môn sẽ được lựa chọn, tập huấn kỹ, tức cứ 4 trường sẽ có 1 tổ trưởng chuyên môn được tập huấn cấp Trung ương.

Để triển khai rộng rãi cho toàn bộ giáo viên, sẽ có khoảng 28.000 thầy cô được chọn làm giáo viên cốt cán. Mỗi trường sẽ có một giáo viên cốt cán được tập huấn ở cấp Trung ương. Trong mỗi khu vực sẽ có đủ các thầy cô bộ môn và quản lý giáo dục được bồi dưỡng để trở thành nòng cốt triển khai chương trình đến tất cả giáo viên; hỗ trợ các đồng nghiệp bằng bồi dưỡng qua mạng hoặc sinh hoạt chuyên môn tại trường.

Từ việc bồi dưỡng ở cấp Trung ương, bộ sẽ mở rộng bồi dưỡng cấp địa phương thông qua việc kết hợp bồi dưỡng trực tiếp hoặc qua mạng. Giáo viên ở các trường sẽ trực tiếp truy cập nguồn tài liệu trên mạng, các ví dụ minh họa, các trường hợp nghiên cứu điển hình… để tự học, tự bồi dưỡng với sự hỗ trợ của lực lượng nòng cốt nêu trên.

Đã bi dưng cho lc lưng nòng ct, ch cht

Đến nay, Bộ GD-ĐT đã triển khai 2 đợt tập huấn, trong đó đợt đầu dành cho 200 báo cáo viên nguồn, là lực lượng nòng cốt để phát triển tài liệu bồi dưỡng cho 4 đối tượng nêu trên. Các báo cáo viên nguồn này có trình độ từ tiến sĩ trở lên, gồm 120 người từ 8 trường sư phạm chủ chốt và một số trường sư phạm đặc thù; có trình độ chuyên môn trong lý luận và phương pháp dạy học, có thể trực tiếp đào tạo giáo viên, bồi dưỡng giáo viên để triển khai phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Khóa tập huấn thứ 2 dành cho 100 giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt, là các thạc sĩ, tiến sĩ có chuyên môn quản lý giáo dục, được tuyển chọn từ 9 cơ sở giáo dục ĐH như: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế)… Khóa tập huấn tập trung vào tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới nhìn từ khía cạnh người quản lý giáo dục và trao đổi cụ thể hơn những chính sách, chỉ đạo về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong những năm qua của bộ…

Các giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt sẽ là báo cáo viên trực tiếp tập huấn cho 1.028 cán bộ quản lý cấp sở/phòng GD-ĐT và 4.000 hiệu trưởng/hiệu phó cốt cán.

Mê Tâm

 

Bình luận (0)